Nếu đã từng tìm hiểu qua gỗ công nghiệp, bạn sẽ không còn quá xa lạ với gỗ MDF. Đây là một loại chất liệu phổ biến, được ứng dụng nhiều trong thiết kế nội thất gỗ hiện nay.  MDF có độ bền cao,  bề mặt phẳng mịn dễ dàng kết hợp với các chất liệu phủ bề mặt tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ đa dạng và độc đáo. Sau đây là 4 loại bề mặt thường thấy trên ván gỗ MDF mà bạn có thể ứng dụng cho công trình của mình.

Melamine

Melamine là lớp phủ bề mặt rất phổ biến, thường được phủ lên ván dăm, ván MDF tạo nên ván MFC và Melamine MDF.

Melamine được tạo nên từ giấy in màu vân gỗ hay màu đơn sắc in lại thành cuộn. Giấy in này sẽ được nhúng tẩm keo Melamine tạo thành tấm phủ Melamine rất mỏng khoảng 0.3mm. 

Gỗ ép MDF có bề mặt phẳng mịn nên sau khi dán Melamine thì tạo nên bề mặt rất đẹp, được đánh giá cao hơn so với MFC. 

  • Melamine thường có màu sắc khá đa dạng. Trên thị trường hiện nay bạn có thể tìm thấy hơn 300 mẫu bề mặt Melamine từ các màu đơn sắc cho đến các hoa văn, vân gỗ, vân đá độc đáo.
  • Melamine MDF cũng có giá thành tương đối rẻ hơn các dòng còn lại, do đó thường được ứng dụng rộng rãi từ nội thất nhà ở, văn phòng cho đến những nơi công cộng như trường học, bệnh viện.
gỗ công nghiệp mdf phủ melamine

Laminate

Trong các loại chất liệu phủ bề mặt, Laminate và Melamine có nhiều nét tương đồng về hình thái bên ngoài. Tuy nhiên, Laminate có chất lượng cao hơn và giá thành cũng “nhỉnh” hơn so với Melamine. Đây cũng là lý do mà ván phủ Laminate thường được kết hợp cùng Melamine MDF để tiết kiệm chi phí vật liệu. 

Laminate có cấu tạo gồm 3 lớp: lớp màng phủ, lớp giấy thẩm mỹ và lớp giấy nền.

  • Cấu tạo được bao bọc bởi lớp màn phủ overlay giúp cho tấm Laminate có khả năng chống trầy xước tốt, không thấm nước nên đem lại độ bền cao.
  • Laminate rất đa dạng về màu sắc, hoa văn, có hơn 1000 mã màu Laminate được tìm thấy trên thị trường.
  • Gỗ ép MDF phủ Laminate được ứng dụng làm tủ bếp, ốp sàn, ốp vách, kệ trưng bày,… rất sang trọng và bền đẹp.
gỗ công nghiệp mdf phủ Laminate

Acrylic

Acrylic là chất liệu được đánh giá rất cao về tính thẩm mỹ và hiện là xu hướng rất được ưa chuộng. Acrylic có cấu tạo lõi là ABS, lớp bề mặt là Acrylic Resin.

Bề mặt Acrylic có độ bóng gương độc đáo, tạo nên những hiệu ứng không gian đặc biệt khi được kết hợp cùng ánh sáng hợp lý. MDF phủ Acrylic đem lại nét đẹp sang trọng, bề thế và đẳng cấp hơn.

Tuy nhiên, bề mặt Acrylic chỉ thích hợp với nội thất có bề mặt đứng như cửa tủ, với bề mặt ngang sẽ không thích hợp. Do đó, bạn nên dùng ván MDF phủ Acrylic kết hợp với Melamine MDF hoặc Laminate để đạt công năng lẫn thẩm mỹ tốt nhất.

gỗ công nghiệp mdf phủ acrylic

Veneer

Bề mặt phủ MDF được ưa chuộng tiếp theo là Veneer, hay còn gọi là ván lạng. Tên gọi này xuất phát từ cách tạo nên Veneer – lớp gỗ rất mỏng được lạng ra từ cây gỗ tự nhiên với độ dày chỉ từ 0.6mm đến 3mm.

Do đó, xét về tính thẩm mỹ Veneer đem lại hiệu ứng không gian vô cùng chân thực, sang trọng tinh tế và có những họa tiết vân gỗ độc đáo.

Vì được lạng từ thân của các loại gỗ tự nhiên nên Veneer cũng rất đa dạng về bảng màu và vân gỗ. Nếu bạn yêu thích nét đẹp của gỗ tự nhiên mà muốn tiết kiệm chi phí thì MDF phủ Veneer là sự thay thế hoàn hảo.

Trên đây là những loại bề mặt phủ thường thấy trên ván gỗ ép MDF. Bạn có thể tìm thấy tất cả những loại ván phủ bề mặt này tại thương hiệu An Cường. Gỗ MDF của An Cường được sản xuất với dây chuyền hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu, đáp ứng được nhiều tiêu chuẩn chất lượng Quốc Tế (E1, E2, E0, Super E0, Green Label,…). Do đó, gỗ MDF An Cường vừa đảm bảo độ bền, vừa đảm bảo an toàn cho quá trình sử dụng. 

Hiện nay, An Cường luôn có sẵn ván thô MDF với các kích thước tiêu chuẩn và kích thước vượt khổ để bạn tùy chọn cho nhiều thiết kế khác nhau. Bên cạnh đó, An Cường còn cũng cung cấp MDF với các loại phủ bề mặt chất lượng cùng bảng màu đa dạng. Gỗ MDF An Cường sẽ là lựa chọn tối ưu để công trình của bạn được đảm bảo về độ bền, công năng và cả tính thẩm mỹ.

Xem thêm: