Ngành công nghiệp 4.0 ngày càng phát triển mạnh mẽ, mô hình nhà thông minh cũng dần xuất hiện phổ biến hơn, đây chính là ứng dụng IoT trong nhà thông minh vô cùng hiệu quả và nổi bật nhất của nền tảng IoT.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ bàn luận về:

Thế nào là nhà thông minh?

Nhà thông minh (Home Automation, Domotics, Smart Home hoặc Intellihome) là kiểu nhà được lắp đặt các thiết bị điện, điện tử có thể được điều khiển hoặc tự động hoá hoặc bán tự động. Thay thế con người trong thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển.

Hệ thống điện tử này giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng hoặc một giao diện web. Nhờ có ứng dụng IoT trong nhà thông minh, ngôi nhà của bạn sẽ được kiểm soát bởi các thiết bị điện tử, chúng có phương thức giao tiếp riêng với nhau và trở thành một “người quản gia” trong nhà của bạn.

Các thiết bị ứng dụng IoT trong nhà thông minh

Virtual Home Assistants

Đầu tiên không thể không nói đến ứng dụng trợ lý ảo (Virtual Home Assistants) như Alexa, đây là trợ lý được kích hoạt bằng giọng nói giúp bạn điều khiển các thiết bị điện tử, thiết bị gia dụng, truyền thông và giải trí khác như nghe nhạc, bật tắt đèn điện, tưới cây, kéo rèm cửa, gọi điện thoại hoặc gửi tin nhắn đến người thân, thậm chí là dự báo về thời tiết,…

Hãy tưởng tượng bạn đang thư giãn chiếc ghế sopha êm ái và muốn thưởng thức một chút âm nhạc, nhưng việc khởi động loa và tìm kiếm chọn bài hát có thể làm gián đoạn trạng thái nghỉ ngơi của bạn, có ứng dụng trợ lý ảo này, chỉ cần nói khẩu lệnh, “người trợ lý” sẽ giúp bạn khởi động loa và chọn bài hát.

Hệ thống an ninh

Hệ thống an ninh chính là một ứng dụng vô cùng quan trọng và cần thiết cho mỗi ngôi nhà. Với chức năng điều khiển, kiểm soát camera, cảm biến lửa, cảm biến chuyển động, hệ thống chuông cửa thông minh, hệ thống giám sát và cải thiện môi trường, phát hiện rò rỉ nước,…

Bộ hệ thống này còn có khả năng giám sát tự động 24/7, chống trộm hiệu quả, báo động cháy nổ hoặc rò rỉ khí ga, khí độc tự động hoặc có thể gửi tin nhắn, cảnh báo đến điện thoại cho người chủ nhà.  

Tiện ích của nhà thông minh

Với những tiện ích đó, ứng dụng công nghệ IoT vào nhà thông minh đã tạo ra sự tự động hóa cho ngôi nhà, cung cấp cho chủ nhân ngôi nhà sự an tâm, cho phép họ có thể quan sát và kiểm soát từ xa, chống lại những tác nhân có thể gây nguy hiểm hoặc thiệt hại. Công nghệ này có thể thích ứng với sở thích của người tiêu dùng.

Ví dụ: Khi về đến nhà, cửa nhà xe sẽ mở, đèn sẽ bậc và các giai điệu âm nhạc yêu thích của bạn đã được phát trên loa và bạn có thể nghỉ ngơi và thư giãn sau một ngày ở bên ngoài mỏi mệt.

Thay vì để hệ thống điều hòa chạy liên tục thì hệ thống của nhà thông minh có thể học các hành vi của bạn và bảo đảm ngôi nhà sẽ được làm mát khi bạn trở về hay hệ thống tưới cây tự động  giúp bạn tưới nước đúng thời điểm với một lượng nước vừa đủ giúp chủ nhà có thể tiết kiệm được một lượng nước.

Không chỉ giúp tiết kiệm nước và còn có các tài nguyên khác được sử dụng như điện,… cũng được quản lý sử dụng một cách hiệu quả, giúp tiết kiệm các tài nguyên nước, điện,.. và cả chi phí cho người dùng nữa.

Nhà thông minh - người quản gia đắc lực

Lời kết

Mặc dù vẫn còn nhiều nhược điểm như về giá cả, tính bảo mật,… khiến nhà thông minh vẫn chưa được phổ biến một cách rộng rãi đến người tiêu dùng, thế nhưng với sự phát triển vượt bậc của thời đại công nghệ, tin chắc rằng các nhược điểm ấy sẽ nhanh chóng được khắc phục. Nhà thông minh sẽ ngày càng trở nên hoàn thiện, trở thành một “người quản gia” đắc lực cho con người cùng phát triển gắn liền với thành phố thông minh.

Bài viết tham khảo: