quy trình sản xuất bia sài gòn

Bia Sài Gòn từ lâu đã được biết đến như một thương hiệu đậm chất người Sài Gòn. Để sản xuất ra các sản phẩm chất lượng và nhận được sự yêu mến của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Bia Sài Gòn đã không ngừng phát triển và cho ra đời những sản phẩm nổi tiếng có thể kể đến như: Sài Gòn Lager, Sài Gòn Export, Sài Gòn Special và Bia 333,…

Vậy điều gì đã làm nên những lon bia vô cùng chất lượng đấy, cùng Vipanco tìm hiểu quy trình sản xuất Bia Sài Gòn nhé!

Nguồn nguyên liệu chọn lọc

Nguyên liệu chính để sản xuất Bia Sài Gòn chính là lúa mạch (hạt đại mạch – malt). Đây là nguyên liệu chính để lên men trong hầu hết các công nghệ dây chuyền sản xuất bia trên thế giới. Kết hợp cùng lúa mạch là hoa houblon, giúp tạo mùi hương đặc trưng, vị đắng dịu, tăng khả năng tạo và giữ bọt, tăng độ bền sinh học của bia.

Gạo, nước, nấm men cũng là những nguyên liệu không thể thiếu trong việc hình thành sản phẩm Bia Sài Gòn.

nguyên liệu sản xuất bia hạt malt đại mạch
Hạt malt là nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất bia
nguyên liệu sản xuất hoa houblon
Hoa houblon giúp tạo mùi vị đặc trưng cho bia

Quy trình sản xuất Bia Sài Gòn

Bia Sài Gòn được sản xuất theo một quy trình đảm bảo chất lượng, nguồn nguyên liệu chọn lọc theo dây chuyền công nghệ tiên tiến, hiện đại, kết hợp cùng phương thức lên men truyền thống. Nhờ đó, các sản phẩm bia đến tay người tiêu dùng là những sản phẩm hảo hạng, đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.

quy trình sản xuất bia sài gòn
Quy trình sản xuất Bia Sài Gòn chất lượng

Quy trình sản xuất Bia Sài Gòn tuân thủ các bước sau:

Bước #1: Xay gạo

Nghiền nhỏ hạt gạo để nguyên liệu hòa tan vào nước và giải phóng các enzym cho xúc tác quá trình thủy phân tiếp theo.

Bước #2: Nấu gạo

Thủy phân tinh bột, protein thành các chất lên men như đường malto, gluco, axit amin,… để thu dịch đường.

Bước #3: Lọc dịch

Hỗn hợp được đưa vào nồi để lọc dịch đường ra khỏi vỏ trấu của hạt gạo.

Bước #4: Đun sôi

Đun sôi dịch đường với hoa bia để tạo vị đắng đặc trưng và loại bỏ các hợp chất không mong muốn.

Bước #5: Tách cặn

Bước này sẽ loại bỏ các kết tủa, cặn hình thành trong quá trình đun sôi.

Bước #6: Giải nhiệt

Đưa dịch nha (100oC) về (10 – 15oC) để nấm men hoạt động hoặc tùy thuộc chủng nấm và loại bia mà đưa về nhiệt độ thích hợp.

Bước #7: Lên men

Tiến hành quá trình lên men dịch nha lạnh và nấm men để tạo mùi thơm cho bia. Đồng thời, đường trong quá trình nấu được dùng để tạo thành Cồn và khí CO2.

Bước #8: Ủ bia

Sau quá trình lên men, bia sẽ được ủ để làm giảm hàm lượng các hợp chất không cần thiết và chuyển hóa chúng đến một mức độ phù hợp với tiêu chuẩn của từng loại bia.

Bước #9: Làm lạnh

Bia sẽ được làm lạnh nhiệt độ khoảng -1 đến -2oC để hình thành cặn lạnh.

Bước #10: Lọc trong

Nấm men và cặn lạnh sẽ được loại bỏ để làm cho bia trở nên trong suốt.

Bước #11: Chứa bia

Bia sau khi lọc được chứa trong tank bia trong để chờ quá trình chiết và đóng gói.

Bước #12: Chiết bia

Tiến hành chiết bia vào dạng chai hoặc lon với các mức dung tích khác nhau như 300ml, 450ml, 500ml, ….

Nguồn quy trình sản xuất Bia Sài Gòn: sabeco.com.vn