Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống đang trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong công tác giáo dục trẻ em nói riêng và cả nền giáo dục nói chung. Việc phát triển kỹ năng sống sẽ giúp cho trẻ làm chủ cuộc sống, tự tin học hỏi, phát triển và sẵn sàng vượt qua các chướng ngại một cách dễ dàng.
Tại sao phải rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ?
Rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập và khẳng định vị trí của mình trong tập thể, mà xa hơn là một cộng đồng, xã hội. Do đó, cho dù trẻ có tài giỏi, thông minh đến đâu nhưng thiếu kỹ năng sống, trẻ cũng không thể tiếp cận với môi trường xung quanh, hòa nhập cũng như khẳng định mình.
Chính vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ là điều rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt là yếu tố quyết định đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Khi xảy ra vấn đề nào đó, nếu không được trang bị kỹ năng sống, trẻ sẽ không đủ kiến thức để xử lý các tình huống bất ngờ. Vì thế, rèn luyện kỹ năng sống sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.
Trong thời buổi trẻ tiếp xúc với xã hội sớm như ngày nay, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thực sự rất cần thiết. Việc hình thành các kỹ năng cơ bản trong học tập và sinh hoạt không chỉ mang lại lợi ích về mặt sức khoẻ mà còn giúp các em sớm có ý thức để làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội.
Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp rất quan trọng
Thông qua hoạt động vui chơi: vui chơi là hoạt động tạo cho trẻ nhiều hứng thú và cũng cho trẻ cơ hội được vận dụng nhiều kiến thức kĩ năng khác nhau vào giải quyết nhiệm vụ chơi. Trẻ được thử nghiệm nhiều vai trò khác nhau qua các vai chơi, được phát huy trí tưởng tượng, sáng tạo, học hỏi và hợp tác với các bạn cùng chơi… ví dụ trong trò chơi gia đình trẻ phải điều hoà các mối quan hệ với 2 vai trò khác nhau: mối quan hệ với bạn cùng chơi (quan hệ thật) và quan hệ với các nhân vật trong trò chơi (quan hệ giả). Để trò chơi phát triển mỗi đứa trẻ đều phải cùng cố gắng hoàn thành tốt vai trò của mình đồng thời phải biết chia sẻ, hợp tác với các bạn khác.
Thông qua sinh hoạt hàng ngày: sinh hoạt hàng ngày của trẻ đa phần là những hoạt động lặp đi lặp lại vì vậy trẻ được rèn luyện nhiều và thực hiện các công việc đó một cách dễ dàng vì đã thành nếp sinh hoạt. Ngoài ra, trong sinh hoạt trẻ cũng gặp phải những vấn đề mới nảy sinh – đó chính là cơ hội quý để hình thành những kĩ năng sống mới.
Thông qua xem phim, nghe kể truyện: nội dung các bộ phim, câu chuyện phù hợp sẽ là gợi ý cho trẻ về cách cư xử đúng, cách giải quyết vấn đề hiệu quả.
Thông qua hoạt động sáng tạo: Với trò chơi đóng vai, trẻ “nhập vai” và giải quyết tình huống giả định, giúp trẻ tập các kĩ năng sống một cách nhẹ nhàng, thú vị. Ví dụ: đi siêu thị mà bị lạc thì trẻ làm gì?, làm hỏng đồ chơi của bạn trẻ sẽ làm thế nào
Thông qua việc cho trẻ đi học: Tại một số trường mầm non, mẫu giáo chất lương, chương trình học được nghiên cứu, xây dựng không những giúp trẻ phát triển thể chất, kiến thức mà còn nâng cao kỹ năng sống của trẻ.
Chẳng hạn tại trường mầm non Pandakids, các chương trình học được thiết kế theo khung của bộ giáo dục nhưng được thiết kế lại phù hợp với từng lứa tuổi của trẻ nhỏ. Tại đây các bé được vui chơi, sinh hoạt, tham gia các hoạt động ca múa, xem phim, kể chuyện, hội họa. Đặc biệt với chương trình học Fastrackids du nhập từ Hoa Kỳ, các bé sẽ được khơi gợi và nuôi dưỡng niềm đam mê học tập suốt đời. Bên cạnh đó, việc phát triển kỹ năng giao tiếp, sự tự tin, tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề luôn được chú trọng.
Với 10 năm hoạt động trong nghề, Pandakids là một trong những địa chỉ được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng, trao gửi niềm tin để phát triển thể chất, trí tuệ, kỹ năng sống cho con em một cách toàn diện.