Núi Cấm An Giang thật sự là một địa điểm du lịch hấp dẫn đối với rất nhiều khách du lịch đến tham quan. Song bên cạnh vẻ đẹp ấy, nhiều người vẫn thắc mắc tại sao gọi là núi Cấm. Cùng với đó, lịch sử nơi đây gắn liền với nhiều truyền thuyết đầy bí ẩn chưa được con người giải đáp. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn dưới đây nhé!
1. Giải thích tên gọi của núi Cấm
Núi Cấm (Cấm Sơn) còn được gọi là núi Ông Cấm, Thiên Cấm sơn hay Đoài Tốn. Người địa phương còn gọi nơi đây với cái tên là Thiên Cẩm Sơn tượng trưng cho ý nghĩa núi đẹp như gấm, lụa. Nhiều du khách gọi là núi Cấm Châu Đốc An Giang do núi nằm gần Châu Đốc. Vào khoảng thời gian mới thành lập, nơi đây từng được xem là địa điểm tụ hội “lam sơn chướng khí”, do đó không có nhiều người dám bước chân đến. Thêm vào đó là những sự tích về thần tiên ma quỷ khiến cho người dân sống ở đây càng trở nên thưa thớt. Cũng bắt đầu từ đây mà có rất nhiều lý giải về tên gọi cũng như nguồn gốc của ngọn núi huyền bí này với nhiều giả thuyết khác nhau.
Tại sao gọi là núi Cấm? Theo GS Nguyễn Văn Hầu, lí do tại sao núi được gọi như thế là vì ngọn đồi này cao nhất và hoang vu, cây cỏ mọc um tùm, đất đá trải ngang dọc gập ghềnh, không có đường mòn rất khó đi lại. Cảnh nơi đó chỉ thích hợp khi các cao thủ “Lương Sơn Bạc” tụ họp để làm loạn cho dân làng. Muốn giữ gìn cuộc sống bình yên cho người dân nên chính quyền của địa phương bấy giờ mới quyết định cấm họ cư trú tại trên núi. Ở một giả thiết nữa là lúc Nguyễn Ánh đang bị quân của Nguyễn Huệ truy lùng nên ông đã trốn vào núi Cấm mà ẩn nấp. Muốn thân phận của ông không bị phát giác vì nhiều quan lại đã phao ra là trên núi có cọp và yêu tinh ghê rợn nên cấm người dân lên núi. Cũng có lời đồn đại rằng cướp biển Đơn Hùng Tín có lần lên núi Cấm lập căn cứ. Sợ bị bại lộ nơi ẩn náu nên anh này đã cấm người dân lên núi.
Nhưng sau một thời gian, khi con người ngày càng tiếp cận với khoa học nhiều hơn và nhu cầu về chỗ ở cũng như nguyên liệu để sinh hoạt, sản xuất tăng cao, người ta đã kéo nhau lên núi nhiều hơn. Cho đến ngày nay, núi Cấm đã trở thành một khu du lịch nổi tiếng tại vùng đất An Giang.
Leo núi cấm an giang - chinh phục vùng đất "thất sơn" huyền bí.
2. Lịch sử và truyền thuyết về núi Cấm
Núi Cấm ngoài là một địa danh nổi tiếng nên thơ của An Giang thì nó còn được truyền tai nhau với các truyền thuyết nhiều sắc màu. Có 2 truyền thuyết liên quan về núi Cấm mà nhân dân An Giang truyền tụng đến ngày nay.
Truyền thuyết này cũng khởi nguồn cho tên địa danh núi Cấm và sắc lệnh Cấm người dân leo núi của vua Nguyễn Phúc Ánh (cách nói cũ của vua Gia Long) . Vua đã đến ẩn náu nhà Tây Sơn ở trên núi nên đã có ra lệnh cấm người dân qua lại nơi đây. Hiện nay, trên núi Cấm có điện Gia Long là thờ cúng vua Gia Long.
Truyền thuyết thứ hai cho biết núi Cấm trước đây là địa bàn cư trú của loài hổ trắng (Bạch Hồ) nên cấm người dân leo núi. Trên núi Cấm hiện nay có tất cả 10 hang Ông Hổ nên rất nhiều người dân cho biết trước đây trên núi đã từng có khá đông cọp trú ngụ.
Còn có nhiều câu chuyện cho rằng người dân bắt gặp ông Mây, tuy nhiên vì đây là loài tu lâu năm nên không ăn thịt người! Hay câu chuyện thần Bạch Hổ thành tinh và được thu phục bởi một ông đạo là câu chuyện cả vùng ai cũng biết.
Mặc dù chưa có giả thuyết nào chính xác nhất nhưng các câu chuyện nhiều sắc màu đã đem lại cho ngọn núi này vẻ huyền bí và làm những khách tham quan hiếu kỳ tò mò khi đến leo núi Cấm An Giang.Qua ngần ấy thời gian tồn tại, ngọn núi này đã đi vào đời sống tinh thần của người dân Tây Nam Bộ bằng sự kết nối những giai thoại truyền thuyết dân gian và niềm tin tôn giáo. Giờ thì chắc hẳn bạn cũng hiểu tại sao gọi là núi Cấm rồi đúng không? Hãy sắp xếp hành trình đến thăm núi Cấm vào dịp đầu Xuân này nhé.