Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của sự tự tin. Tự tin giúp một đứa trẻ có thể giao tiếp, sẵn sàng hòa đồng, sẵn sàng học hỏi những điều mới lạ, sẵn sàng thể hiện bản thân và chia sẻ những điều mình biết, mình nghĩ với những người xung quanh.
Trẻ tự tin có lợi ích gì?
Theo nghiên cứu khoa học, trẻ có sự tin cao sẽ dễ tiếp thu những kỹ năng, dễ dàng truyền – nhận được nguồn năng lượng tích cực với người khác. Khi lớn lên, trẻ có xu hướng theo các nghề nghiệp có tính chất hướng ngoại như nghệ thuật, hướng dẫn viên, nhà xã hội học, truyền thông, đối ngoại, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh… hoặc có khả năng lãnh đạo.
Không chỉ dừng lại ở đó, khi trưởng thành, sự tự tin còn giúp con dễ dàng thực hiện được mong muốn của mình hơn so với những người tự ti, nhút nhát. Chúng biết rõ bản thân mình có những mặt ưu thế cũng như điểm yếu nào cần cải thiện. Chủ động trong mọi việc, thuộc tuýp người dám nghĩ dám làm, độc lập tự chủ.
Cũng như người lớn, trẻ tự tin thường không mấy ghen tỵ với thành công của người khác. Ngược lại, khi thấy những người giỏi hơn mình về mặt nào đó, người tự tin thường có xu hướng tích cực. Cảm thấy ngưỡng mộ, muốn tạo quan hệ để có cơ hội học hỏi người đó. Điều này giúp cho trẻ luôn phấn đấu để tốt hơn mỗi ngày.
Cách giúp trẻ tự tin
Dạy trẻ tự tin từ chính những công việc hàng ngày
Cha mẹ hãy khuyến khích trẻ làm những việc mà ngay cả bạn cũng nghĩ trẻ không thể. Ví dụ: rửa chén sau khi ăn xong, lau nhà sạch trong vòng 15 phút, dọn dẹp phòng, tự làm một món đồ chơi cho mình… Khi con thực hiện xong những công việc này, dù kết quả như thế nào, cha mẹ cũng nên có lời khen ngợi, biểu dương. Có vậy trẻ mới háo hức muốn thể hiện mình nhiều lần hơn thế.
Thường xuyên khích lệ con trẻ
Cha mẹ nên chú ý đến ưu điểm của con và luôn nói về những điều đó với một sự hào hứng nhằm khích lệ con tiếp tục phát huy tố chất của mình. Ví dụ, hôm trước mẹ nghe cô giáo khen con hát rất hay trước lớp/ rất mạnh dạn phát biểu/ học có tiến bộ/rất hăng hái tham gia các phong trào của lớp… con hãy lặp lại điều đó thường xuyên nhé!
Theo các nhà khoa học, nếu trẻ được động viên kịp thời, sự tự tin sẽ nhanh chóng hình thành nơi trẻ.
Dạy con biết cách tiếp nhận những lời khen chê
Đó có thể là thầy cô giáo, bạn bè hay giám khảo trong cuộc thi mà con tham gia. Cha mẹ hãy rèn luyện cho trẻ kỹ năng lắng nghe, nghĩa là biết cách lắng nghe người khác nhận xét và hiểu được lời nhận xét nào là phù hợp với mình.
Với những lời khen ngợi, tiếp nhận để làm động lực cố gắng thêm nữa chứ đừng vì thế mà tự cao với thành tích của mình. Ngược lại, với những lời chê, con cần phải xem xét có đúng với mình. Nếu không nhận ra được điều này, hãy bày tỏ với cha mẹ, thầy cô để có được lời khuyên đúng đắn, tránh những suy nghĩ tiêu cực, bi quan.
Dạy con sự quyết tâm, kiên trì
Rèn luyện cho trẻ hình thành suy nghĩ tích cực trong đầu rằng “tôi nhất định sẽ làm được/ mình sẽ làm được mà/ việc này không có gì là khó khăn cả/…”. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ rằng “thất bại là mẹ của thành công”. Nếu lần đầu con chưa thực hiện được, thì làm lại lần 2, lần 3.
Tạo cơ hội cho trẻ thể hiện
Cha mẹ hãy cho con cơ hội để thể hiện chính mình bằng cách gợi ý cho con hướng dẫn em nhỏ học bài hoặc giải một bài toán khó giúp em nhỏ. Khi trẻ giảng được bài cho em thì đó chính là kỹ năng nói trước đám đông để thuyết phục người khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo cơ hội thử sức cho con bằng việc cho trẻ đi học ở các lớp học kỹ năng sống, lớp hát, múa… để trẻ có cơ hội lên sân khấu hát, múa, biểu diễn trước đám đông để bé tự tin, mạnh dạn hơn không còn nhút nhát, sợ hãi nhiều nữa.
Lựa chọn trường mẫu giáo chất lượng, giúp trẻ tự tin ngay từ đầu
Việc lựa chọn trường mẫu giáo cho bé chất lượng cho be ngay từ những ngày đầu được xem là một trong những cách giúp trẻ tự tin. Việc tiếp xúc với chương trình học, thầy cô, bạn bè cùng những hoạt động vui chơi khoa học, bổ ích, bé sẽ dần trở nên tự tin hơn.
Hiện nay, tại trường mầm non Pandakids, chương trình học Fastrackids của Hoa Kỳ với 12 môn học, các bé được rèn luyện những kỹ năng sống, tính tự lập, sự tự tin, được khám phá niềm say mê học tập suốt đời cũng như được phát triển toàn diện thể chất, tinh thần.