Kiểm soát cảm xúc là một kỹ năng quan trọng mà trẻ nên được học ngay từ bé. Là một giáo viên mầm non với hơn 6 năm đứng lớp, tôi nhận thấy có nhiều trẻ dễ nổi cáu và không biết kiểm soát cảm xúc, ảnh hưởng đến tính cách và các mối quan hệ xã hội của trẻ sau này. Vì vậy, tôi muốn chia sẻ tới các bậc phụ huynh những điều mà tôi tích lũy được trong những năm qua về việc nuôi dạy trẻ.

Lý do cần dạy kỹ năng kiểm soát cảm xúc cho trẻ

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc không phải là loại bỏ đi những cảm xúc của bản thân mà thay vào đó là học cách kiểm soát để làm chủ hành vi, thái độ dù trong những trường hợp tiêu cực. Nếu không kiểm soát tốt hành vi của mình, bạn sẽ dễ thất bại khi giao tiếp, không xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp thậm chí khiến chúng bị hủy hoại. Ngược lại, nếu bạn kiểm soát tốt cảm xúc và hành vi của mình, bạn sẽ dễ dàng thành công hơn trong công việc, có lời nói khéo léo hơn giúp mở ra những con đường mới tích cực.

Những hệ quả này có thể nhiều người nghĩ rằng người lớn mới gặp phải và mới cần học kỹ năng kiểm soát cảm xúc. Tuy nhiên, sự thật rằng những kỹ năng này sẽ được hình thành ngay từ khi còn bé và ảnh hưởng lớn đến tính cách mỗi trẻ khi lớn lên. Vì thế, trẻ từ 3 – 11 tuổi là độ tuổi thích hợp để dạy chúng cách kiểm soát cảm xúc của mình, để điều khiển và tiết chế hành vi phù hợp với từng tình huống cụ thể.

Những cách dạy trẻ kiểm soát cảm xúc

Trẻ em thường không biết cách tiết chế bản thân và sẽ bộc phát mọi trạng thái cảm xúc trong mình một cách tự nhiên nên đôi khi sẽ quá đà. Chính vì vậy, bố mẹ nên là người định hướng và giáo dục sớm cho con.

1. Dạy trẻ kỹ năng lắng nghe

Nghe và lắng nghe là hai khái niệm khác nhau, do đó bạn cần phân biệt cho trẻ bằng những ví dụ cụ thể, rõ ràng. Việc lắng nghe người khác thể hiện sự tôn trọng cũng như dễ dàng tìm cách giải quyết vấn đề hơn. Vì vậy, bố mẹ nên dạy cho trẻ học cách lắng nghe, rằng câu chuyện của người khác cũng sẽ quan trọng và liên quan đến mình, con không nên bỏ lỡ nếu không sẽ hối tiếc. Từ đó, trẻ sẽ chú ý và lắng nghe cẩn thận hơn, điều này giúp trẻ kiểm soát được cảm xúc của bản thân và tránh được tình trạng vội vàng phản ứng như trước đây.

2. Cho con thấy hậu quả của việc không kiểm soát được cảm xúc

Cho trẻ thấy hậu quả của việc không kiểm soát được cảm xúc ảnh hưởng như thế nào đến người xung quanh là cách hữu hiệu để trẻ chủ động tiếp thu những gì bố mẹ chỉ dạy. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý không nên chỉ trích về những cơn nóng giận đó của con vì đó là cảm xúc tự nhiên của con người. Thay vào đó là bố mẹ nên dạy cho con cách ứng xử theo hướng tích cực khi bản thân cảm thấy tức giận. Đồng thời phân tích cho trẻ nguyên nhân của những cảm xúc và hành vi tiêu cực đó để trẻ tránh lặp lại trong tương lai.

3. Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề

Sẽ có nhiều cách giải quyết khác nhau cho cùng một vấn đề, vì vậy khi dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề, bố mẹ cần đánh giá đúng tiềm năng của trẻ để đưa ra phương án phù hợp. Ví dụ như khi có bạn khác dành đồ chơi với trẻ, trẻ sẽ dễ bị nổi cáu thậm chí là đánh bạn để giật lại đồ chơi của mình. Khi đó, bạn nên giúp bé lấy bình tĩnh bằng việc đưa ra lý do tại sao bạn lại lấy đồ chơi của con và con nên nhường bạn chơi trước đồ chơi đó, mình chơi trò khác rồi khi bạn trả lại mình sẽ tiếp tục chơi. Điều quan trọng ở đây là dạy bé phải suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động bất kỳ điều gì.

Phát triển kỹ năng kiềm chế cảm xúc cho trẻ với các khóa học ngoại khóa

Không phải bố mẹ nào cũng có đủ thời gian để bên cạnh con thường xuyên, do vậy việc tự giáo dục con tại nhà sẽ gặp phải những hạn chế nhất định. Hiện nay đã có những lớp ngoại khóa về cảm xúc giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng sống thiết yếu để làm chủ bản thân. 

TOMATO là một trường ngoại khóa nơi áp dụng những phương pháp giảng dạy sáng tạo từ chương trình quốc tế, cải tiến phù hợp với trẻ em Việt Nam. Các bé theo học tại đây sẽ được vừa học vừa chơi trong môi trường thân thiện, ấm áp và luôn tràn ngập tiếng cười. Cứ 2 giáo viên thì dạy tối đa 10 trẻ, với phương pháp ít trẻ nhiều cô này TOMATO muốn hướng đến việc khai thác tối đa tiềm năng của trẻ thông qua việc theo dõi tỉ mỉ. Những điều trẻ học được khi tham gia các lớp học về trí tuệ cảm xúc tại TOMATO:

  • Hiểu hơn về những cảm xúc xảy ra bên trong mình (vui, buồn, tức giận, lo lắng, sợ hãi…), tránh được những rối loạn về tâm lý.
  • Biết cách làm chủ và bộc lộ cảm xúc một cách phù hợp, đúng mực.
  • Biết điều tiết những thái cực cảm xúc của bản thân (quá nhút nhát hoặc quá hiếu động) để trở nên tự tin, tự chủ hơn.
  • Biết phân biệt như thế nào là hành vi tốt và hành vi xấu, biết sửa chữa những cách cư xử không hay và hướng tới những cách cư xử đẹp.
  • Biết quan tâm hơn đến cảm xúc của những người xung quanh, biết yêu thương và có trách nhiệm hơn trong giao tiếp với mọi người;
  • Kỹ năng giải quyết vấn đề căn bản trong những tình huống thường gặp ở lứa tuổi của mình.
  • Hình thành những thói quen tốt, những nét tính cách và giá trị sống tốt đẹp, là nền tảng để thành công hơn trong việc học tập cũng như trong cuộc sống sau này.
kiểm soát cảm xúc

Hãy dành thời gian để quan tâm đến con trẻ nhiều hơn, giáo dục cho trẻ ngay từ độ tuổi mầm non. Đó chính là món quà ý nghĩa, là hành trang kỹ năng sống thiết thực sẽ đồng hành cùng trẻ trong suốt hành trình khôn lớn trong tương lai.

Liên hệ

TOMATO BIÊN HÒA