Leo núi mạo hiểm, trekking, hiking là những hoạt động đang rất được các bạn trẻ yêu thích. Khám phá những cung đường mới, vượt qua thử thách và giới hạn của bản thân, giải tỏa stress hiệu quả là những lợi ích vô cùng tuyệt vời khi đi trekking. Tuy nhiên, để đạt được những điều đó, bạn cần phải chuẩn bị một kế hoạch cụ thể và những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo sự an toàn. Nhất là những nguyên tắc quan trọng sau đây.
Xây dựng nền tảng thể lực
Nguyên tắc đầu tiên để giúp bạn an toàn khi leo núi chính là chuẩn bị một nền tảng thể lực thật tốt. Đây là một việc cần thiết để đảm bảo bạn sẽ có đủ sức khoẻ trong suốt hành trình băng rừng lội suối. Đó có thể chỉ đơn giản là đi bộ vài km gần nhà, hoặc nếu bạn có khao khát chinh phục những đỉnh núi cao và địa hình khó, thì hãy tập luyện có kế hoạch với cường độ cao hơn. Và nên nhớ rằng, để có được chuyến phiêu lưu tuyệt vời nhất bạn cần phải luyện tập thể lực trước 3 tháng, nếu như bình thường bạn không chơi thể thao hoặc ít khi rèn luyện sức khỏe.
Khi chuẩn bị thể lực tốt, bạn sẽ nhận được những lợi ích sau trong quá trình leo núi trekking:
- Bạn sẽ có thật nhiều niềm vui và tận hưởng chuyến đi trọn vẹn hơn thay vì thở hổn hển và đuối sức. Vì khi cơ thể đã quen với cường độ luyện tập cao, bạn có thể di chuyển nhanh, vượt mọi địa hình mà không bị đuối sức, chùn chân hay mỏi gối hoặc khó thở.
- Bạn sẽ ít bị căng cơ hơn. Đối với những bạn lần đầu đi trekking mà không luyện tập, sẽ dễ bị căng cơ, đau nhức cơ bắp rất khổ sở. Khi đã quen với việc vận động, cơ bắp dây chằng và gân của bạn sẽ khoẻ hơn.
Bên cạnh việc rèn luyện thể lực, thì bài tập tim mạch cũng rất cần thiết cho chuyến đi leo núi. Các bài tập tim mạch (hay còn gọi là tập cardio) là một trong những phần quan trọng nhất khi bạn luyện tập thể lực cho các chuyến hiking, trekking:
- Bạn có thể đạp xe, bơi, chạy, đi bộ hoặc thực hiện một loạt các hoạt động khác như luyện tập hít thở, điều hoà nhịp thở khiến tim và phổi của bạn được hoạt động liên tục. Nên tập trong khoảng 30 – 45 phút và ba đến bốn lần mỗi tuần.
- Tập luyện với trọng lượng: nếu đi trekking, chắc chắn bạn sẽ cần phải mang trên vai một chiếc túi có trọng lượng đáng kể. Vì vậy hãy bắt đầu việc luyện tập với khoảng 5 kg hành lý trong ba lô của bạn và khi bạn khỏe hơn, bạn có thể tăng thêm trọng lượng cho đến khi bạn đạt khoảng 75% trọng lượng hành lý bạn dự định mang đi hiking.
Cuối cùng, đừng quên ăn uống đầy đủ dưỡng chất, nghỉ ngơi hợp lý để có được một thể chất tuyệt vời nhất giúp bạn vượt qua mọi cung đường một cách suôn sẻ nhé.
Lợi ích của leo núi (trekking) mà không phải ai cũng biết !
Tìm hiểu thông tin về địa điểm leo núi
Nguyên tắc tiếp theo chính là trang bị kiến thức và lên kế hoạch. Bạn hãy tìm hiểu từ những người có kinh nghiệm, những diễn đàn để học hỏi xem khi đi trekking cần chuẩn bị những gì? Ngoài những yếu tố bên ngoài như trang phục, thức ăn, nước uống thì kiến thức là yếu tố không thể thiếu để giúp bạn được an toàn khi leo núi trekking. Địa điểm trekking hiện nay đa phần là đồi núi, rừng rậm. Dù là địa hình nào, bạn có quen thuộc hay lần đầu nghe đến thì bạn cũng nên tìm hiểu tất cả những thông tin xoay quanh địa điểm này. Cụ thể như:
Dạng địa hình chính của điểm trekking:
Khi xác định được đặc điểm địa hình như đồi núi, dốc đá, rừng thưa hay sông suối sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt hơn về trang phục, thiết bị và đồ nghề leo núi. Dù có bản đồ, la bàn, di động hay GPS bạn cũng không được chủ quan, vì địa hình rừng núi rất dễ bị mất sóng và mất phương hướng. Khi tìm hiểu kỹ về địa hình và cung đường di chuyển sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng bị lạc, và có sự chuẩn bị về tinh thần cho những chướng ngại vật khó.
Cùng Vipanco ghé qua 4 địa điểm Trekking gần Sài Gòn OK nhất!
Tìm hiểu về thời tiết:
Mặc dù yếu tố thời tiết hay thay đổi thất thường, nhưng nếu bạn xem trước dự báo cũng phần nào chuẩn bị được những đồ dùng cần thiết để đối phó khi thời tiết không tốt.
Tìm hiểu về cư dân và phương tiện hỗ trợ xung quanh khu vực trekking:
Điều này hết sức cần thiết. Vì đi trekking mặc dù rất thú vị nhưng cũng có khá nhiều rủi ro. Khi bạn biết được đặc điểm dân cư xung quanh khu vực núi, nếu gặp rủi ro như tai nạn hoặc lạc đường, bạn sẽ có phương hướng cụ thể để tìm sự cứu trợ. Đặc biệt là hãy quan sát trạm y tế, trụ sở công an gần khu vực bạn trekking, nếu được hãy xin số điện thoại của nhà dân dưới chân núi hoặc những người bạn nghĩ có thể giúp được khi bạn gặp sự cố.
Mọi sự chuẩn bị đều có ý nghĩa, kiến thức không chỉ giúp bản thân bạn mà đôi khi còn giúp cả những đồng đội của bạn hoàn thành hành trình leo núi mạo hiểm một cách an toàn và đầy niềm vui.
Chuẩn bị các vật dụng thiết yếu khi leo núi
Ngoài kiến thức thì khi đi leo núi cần chuẩn bị những gì nữa để giúp bạn được an toàn? Đó chính là những thiết bị hỗ trợ chuyên dụng cho leo núi, hay còn gọi là đồ nghề leo núi. Tùy vào thể lực và số lượng đồ mà bạn nên sắp xếp danh sách, ưu tiên những cái quan trọng phải có, tiếp theo sẽ là những gì có thể đem thêm. Hãy nhớ, những thiết bị sau đây không thể thiếu:
Balo trekking lớn chống thấm nước
Balo là một thứ không thể thiếu khi chuẩn bị đồ đi trekking. Mọi vật dụng, đồ ăn thức uống hay những đồ dùng trekking khác để được bỏ chung vào một chiếc balo, do đó bạn nên chọn balo cỡ lớn, thiết kế nhiều ngăn để dễ dàng phân chia đồ đạc và sắp xếp mọi thứ gọn gàng. Trọng lượng một chiếc balo đi trekking vào khoảng 5 – 10kg. Do đó, bạn nên lựa chọn loại balo có đai trợ lực. Nó sẽ giúp bạn nâng đỡ balo, tránh dồn lực tập trung tại 1 điểm khiến bạn đau lưng, mỏi vai. Bên cạnh đó, khi chọn mua balo hãy chú ý đến chất liệu và thiết kế chống nước, chống thấm của nó. Một chiếc balo tốt sẽ bảo vệ đồ dùng của bạn trong suốt cuộc hành trình dài ngày. Nếu không muốn phải đầu tư cho balo, bạn có thể thuê balo đi trekking tại các cửa hàng hoặc đơn vị dịch vụ du lịch có uy tín.
Thật khó chịu khi đi leo núi trekking mà quần áo của bạn bỗng chốc ướt đẫm. Vậy nếu không may lỡ quần áo bị ẫm ướt thì chúng ta phải làm gì ?
Cùng Vipanco tìm hiểu 13 lời khuyên hàng đầu về cách làm khô quần áo khi đi leo núi trekking.
Dụng cụ hỗ trợ khi ngủ trong rừng: túi ngủ, lều, tăng, võng,…
Chắc chắn khi đi leo núi trekking bạn sẽ có ít nhất 1 đêm ngủ lại trong rừng hoặc giữa một bãi đất trống hoang vắng. Thông thường, các đoàn trekking sẽ chọn giải pháp cắm trại ngủ qua đêm. Tuy nhiều người có thể ở chung một lều nhưng việc mang vác nặng, cồng kềnh lều trại trên đường lại rất bất tiện, nhất là trekking cung đường dài. Để tiết kiệm diện tích và đỡ mất sức hơn, các bạn có thể chọn mua túi ngủ hoặc võng di động. Nếu mang theo túi ngủ cá nhân, bạn nên chọn loại vải dày, giữ ấm tốt. Còn nếu mang theo võng bạn cần chuẩn bị thêm một chiếc chăn mỏng giữ ấm nhé.
Công cụ chỉ đường (bản đồ, la bàn)
Để an toàn nhất, chuyến đi trekking của bạn nên được người dân địa phương dẫn dắt hoặc tham gia một tour du lịch có những hướng dẫn viên đầy kinh nghiệm. Trường hợp bạn muốn tự mình khám phá cung đường đầy nguy hiểm thì bản đồ hoặc la bàn là dụng cụ cần thiết khi đi trekking. Bạn sẽ làm chủ được chuyến đi của mình, biết mình đã đi qua những đâu và tiếp theo sẽ đến nơi nào. Nếu không có các công cụ chỉ đường chuyên nghiệp, bạn có thể đánh dấu nơi mình đã đi qua bằng kí hiệu riêng để không phải đi lòng vòng mất thời gian.
Thiết bị điện tử
Với thời buổi công nghệ thì chiếc điện thoại có lẽ là vật bất ly thân với bạn. Trong những tình huống cần thiết như bị lạc đồng đội, bạn có thể gọi điện cho những thành viên khác đến giúp đỡ. Mặt khác, nếu gia đình có thể liên lạc được với bạn, họ sẽ yên tâm hơn nhiều. Tuy vậy, điện thoại thông minh khi vào trong rừng hoặc núi cao sẽ dễ bị mất sóng. Do đó, khi đi trekking cần chuẩn bị gì để giữ an toàn, thì bạn nên đem theo một chiếc điện thoại có khả năng bắt sóng tốt và lưu pin lâu nhé.
Dụng cụ sơ cứu và thuốc
Đi trekking bạn phải băng rừng, lội suối, vượt qua những mỏm đá cao hay địa hình phức tạp. Thế nên sẽ không thể tránh khỏi những tổn thương, xây xác, đôi khi là chấn thương. Do đó, hãy luôn đem theo dụng cụ sơ cứu y tế và một số loại thuốc thông dụng như: hạ sốt, giảm đau, cầm máu, dung dịch sát khuẩn, thuốc giải độc,…
Đèn pin, vật dụng tạo lửa
Bạn sẽ không biết điều gì có thể xảy ra với mình khi ở lại qua đêm trong rừng. Vì thế hãy thêm vào danh sách “Khi leo núi cần chuẩn bị gì?” của bạn một chiếc đèn pin soi sáng để đội đầu hoặc cầm tay. Khi nhìn rõ không gian xung quanh, bạn sẽ thấy mình an toàn và kiểm soát tình hình tốt hơn. Ngoài ra, hãy luôn đem theo vài vật dụng tạo lửa như bật lửa, diêm, que đánh lửa,…giúp bạn có lửa sưởi ấm nhanh chóng và dễ dàng khi cần thiết.
Dây thừng
Nếu phải dựng lều ngủ qua đêm, dây thừng là dụng cụ đi trekking không thể thiếu trong balo của bạn. Nó sẽ giúp lều dựng vững chãi hơn và không bị đổ nếu có gió lớn hay gặp mưa. Ngoài ra, khi đoàn thám hiểm của bạn băng qua những dãy núi hay suối dữ, hãy tận dụng dây thừng để nối kết những thành viên trong đoàn tránh bị lạc hoặc gặp chấn thương.
Cuối cùng, nếu balo vẫn còn sức chứa, bạn hãy liệt kê tiếp những thứ cần thiết theo nhu cầu và hãy đảm bảo soạn đủ trước khi lên đường nhé.
Trang bị kiến thức sơ cứu và vật dụng y tế
Việc liên tục phải băng qua các cánh rừng rộng lớn, trèo qua những dốc đá cao hay lăn lội ở những con suối chảy xiết khiến bạn dễ bị té ngã hoặc xây xát nhẹ. Một bộ dụng cụ y tế để đi trekking hữu ích với bạn lúc này bao gồm: bông băng, băng dính, gạc, cồn rửa, thuốc sát trùng … Ngoài ra, bạn nên mang theo những loại thuốc đặc trị như: hạ sốt, đau đầu, chống viêm, giảm đau,… Để tránh thu hút muỗi và các côn trùng gây hại, bạn nên mang theo kem bôi chống muỗi, bình xịt côn trùng nữa nhé. Nếu có thể, hãy tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng cho mình bằng những viên sủi vitamin C hoặc túi sâm uống liền. Bạn có thể sử dụng nó vào bữa ăn chính và trước khi đi ngủ.
Quan trọng nhất để giúp bảo vệ bạn an toàn khi leo núi trekking chính là kiến thức cơ bản về sơ cứu. Nếu chưa biết, bạn hãy học nó song song với việc rèn luyện thể lực. Những kỹ năng cơ bản không thể thiếu như:
- Hô hấp nhân tạo để hỗ trợ những tình huống đuối nước, say nắng, sốc nhiệt
- Kỹ năng cầm máu là một kiến thức rất cần thiết vì bạn có thể bị trầy xước, rách da khi vượt địa hình. Nếu không kịp cầm máu hoặc khử trùng sẽ dễ dẫn đến những hệ luỵ rất nguy hiểm.
- Kỹ năng sơ cứu gãy xương nếu không may bạn hoặc người trong đoàn bị chấn thương do trượt ngã.
- Kỹ năng sơ cứu khi bị côn trùng cắn đốt như ong độc, rắn rết
- Kỹ năng cấp cứu khi say nắng, sốc nhiệt và mất nước.
Ngoài ra, bạn còn có thể học thêm nhiều kỹ năng sơ cứu khác. Những kiến thức này không hề thừa thãi, chúng không chỉ được vận dụng khi đi trekking, hiking mà còn có thể giúp bạn và người khác vượt qua nhiều rủi ro trong cuộc sống.
Đi theo đoàn
Trên thực tế, không có một quy tắc ràng buộc nào cho những trekker khi tham gia chuyến leo núi mạo hiểm. Tuy nhiên, nếu bạn muốn bảo vệ mình an toàn, hãy chủ động tuân theo những quy luật sau:
– Không đi một mình: Đảm bảo không đi một mình mà ít nhất đi từ 2 người trở lên, giữ khoảng cách liên lạc. Điều này rất quan trọng vì khi ở trong rừng không có hoặc sóng điện thoại yếu thì người bạn đường chính là người sẽ hỗ trợ bạn trong mọi tình huống (kể cả khi đi lạc, nếu có 2 người vẫn tốt hơn là 1 mình).
– Không vượt trước người dẫn đường cũng như không đi sau người chốt đoàn: Mỗi chuyến đi phải luôn có một người dẫn đoàn – là người thông thạo địa hình và đường đi – đi đầu tiên, và một người chốt đoàn đi cuối cùng, để đảm bảo không ai đi lạc hay bị bỏ lại phía sau. Khi người chốt đoàn đến điểm hẹn đồng nghĩa tất cả thành viên đều có mặt đầy đủ. Do đó, tuyệt đối không đi trước người dẫn đoàn và đi sau người chốt đoàn. Khi có sự cố, lập tức thông báo cho các guide / supporter gần nhất để đội guide có sự phân công hỗ trợ kịp thời.
Có những kiến thức và kỹ năng sinh tồn trong trường hợp bị lạc khi đi leo núi, trekking,hiking
Những kỹ năng sinh tồn trong khi đi lạc cũng là kiến thức rất cần thiết để giúp bạn vượt qua nguy hiểm. Bị lạc là sự cố rất thường xuyên xảy ra, và hầu hết các trường hợp bị lạc dẫn đến tử vong là do thiếu bình tĩnh và thiếu kỹ năng để giữ mình sống sót. Vậy nên, bạn hãy đảm bảo mình hiểu rõ và thành thục những kỹ năng này trước khi quyết định tham gia trekking. Nếu hỏi khi đi leo núi cần mang những gì? Thì quan trọng hơn cả những vật ngoài thân chính là kỹ năng để bạn sống sót. Những kỹ năng sau đây là quan trọng nhất:
– Giữ bình tĩnh khi phát hiện mình bị lạc
– Không đi lang lang để tránh bị mất phương hướng dẫn đến đuối sức
– Có kỹ năng tìm chỗ trú ẩn, dựng được nơi trú ẩn an toàn cho bản thân
– Kỹ năng tìm thức ăn và xử lý nước sạch để uống
– Biết cách tạo ra lửa, giữ lửa luôn cháy để sưởi ấm, làm chính thức ăn nước uống
– Kỹ năng phát tín hiệu cầu cứu khi bị lạc và gặp nguy hiểm
Vậy cụ thể xử lý như thế nào nếu bị lạc khi đi leo núi, trekking ? Cùng Vipanco tìm hiểu kỹ nhé !
Ngoài ra, những kiến thức về tự nhiên, khoa học, thực vật,..cũng rất hữu ích khi bạn rơi vào những tình huống như thế này. Do đó, hãy luôn học hỏi vì không kiến thức nào là lãng phí.
Không được chủ quan trong suốt hành trình
Mặc dù có những rủi ro nhất định nhưng tất cả có thể phòng tránh được nếu bạn cẩn trọng và chủ động lên trước mọi kế hoạch. Nhất là không được chủ quan trong suốt hành trình, dù cho bạn đã từng có kinh nghiệm nhiều hay ít.
Tuyệt đối không rời khỏi đoàn khi chưa có sự đồng ý của người trưởng đoàn. Trường hợp bất khả kháng, không thể thông báo ngay cho trưởng đoàn, phải thông tin đến ít nhất 1 guide gần nhất trong đoàn để có sự hỗ trợ kịp thời. Tách đoàn khi bạn không có sự chuẩn bị chuyên nghiệp và thông thạo đường là cực kỳ nguy hiểm.
Trường hợp nhóm phía trước đi quá nhanh, bạn không theo kịp và hiện tại bạn đang đứng ở một ngã giao với nhiều đường mòn. Hãy đứng yên và chờ tín hiệu chỉ đường của guide gần nhất đang đi lên. Tuyệt đối không tự ý rẽ hoặc đi theo nhóm người lạ, vì các tuyến đường khác nhau
Hy vọng rằng, những chia sẻ trên có thể giúp bạn có được chuyến đi an toàn và nhiều trải nghiệm ý nghĩa nhất. Luôn nhớ rằng, kiến thức và kỹ năng là những điều quan trọng nhất để trả lời câu hỏi: đi leo núi cần chuẩn bị gì?