Gặp phải thời tiết bất thường khi đi trekking leo núi là điều không thể tránh khỏi. Những cơn mưa bất chợt hoặc độ ẩm cao có thể khiến cho giày của bạn bị ướt. Không chỉ đem lại sự khó chịu mà còn gây mất an toàn cho chuyến đi. Hãy cùng tham khảo những mẹo nhỏ sau đây để giúp bạn có thể làm khô đôi giày ướt một cách nhanh chóng nhé.
Tại sao không nên để giày bị ướt khi leo núi ?
Một đôi giày tốt sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bảo vệ đôi chân của bạn khi leo núi trekking. Tuy nhiên, nơi thiên nhiên hoang dã không có gì có thể dự đoán trước hoàn toàn, việc bị ướt giày là một sự cố rất hay xảy ra. Khi giày bị ướt, thì bạn không nên cố gắng đi tiếp nhé vì có rất nhiều tác hại:
– Một đôi giày bị ướt đương nhiên sẽ nặng hơn khiến cho bạn khó di chuyển, bước đi nặng nhọc và dễ đuối sức. Chưa kể khi đi leo núi, mọi người có xu hướng chọn giày có size lớn hơn một chút xíu nếu bị ướt mưa rất dễ bị tuột khỏi chân.
- Khi giày bị ướt sẽ tăng sự ma sát, nếu bạn cứ cố đi sẽ dẫn đến chân bị phồng rộp gây đau rát.
- Giày ướt còn là môi trường tuyệt vời để các loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển gây các bệnh về da, nấm da. Hoặc không may nếu chân bạn có vết xước hay vết thương hở sẽ dẫn đến nhiễm trùng.
- Một đôi giày ướt sẽ không an toàn cho việc leo núi, sự trơn trượt có thể dẫn đến những tai nạn không mong muốn như trợt té, vấp ngã gây tổn thương.
Các kỹ năng sơ cứu cơ bản cần biết khi đi trekking trong rừng nếu không may bị trượt té, vấp ngã hoặc những tai nạn khác
Do đó, khi giày bị ướt hãy tìm cách làm khô rồi hãy tiếp tục cuộc hành trình. Hoặc khi chuẩn bị kế hoạch leo núi mặc đồ gì, bạn hãy chọn những loại giày có khả năng chống thấm hoặc chất liệu nhanh khô, để đề phòng những cơn mưa bất chợt nhé.
Mẹo làm khô giày ướt
Để tránh ướt giày khi trời mưa, bạn nên chuẩn bị thêm một đôi dép tông trong list đi leo núi nên mang gì. Và nếu giày đã bị ướt, hãy thử những mẹo sau đây:
Tách từng bộ phận của giày ra
Khi trời mưa, giày không chỉ bị ướt mà còn bị bám bùn đất, bạn hãy làm sạch bùn đất trước khi phơi giày. Và cách đầu tiên bạn có thể thử để phơi khô giày là hãy chia tách từng bộ phận của giày ra, như: đế lót giày, dây giày, giày,…để làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt, giúp giày khô nhanh hơn.
Sau khi tách ra thì hãy vắt khô nước của từng phần. Nếu như khi chuẩn bị trang phục đi leo núi, bạn chọn loại giày nhanh khô thì cách này sẽ rất nhanh chóng.
Làm khô giày bằng lửa trại
Và nếu có lửa trại, thì đây cũng là một phương pháp khá tốt để làm giày nhanh khô. Hơi nóng của lửa sẽ giúp việc bốc hơi nước được đẩy nhanh, tuy nhiên bạn cần chú ý về nhiệt độ. Nếu giày tiếp xúc quá gần lửa có thể làm ảnh hưởng đến loại trang phục trekking này. Bạn chỉ nên phơi giày ở khoảng cách vừa đủ độ ấm (hãy xác định bằng tay trước), sau đó cũng chia tách từng bộ phận của giày và để giày hong khô với một góc nghiêng 45 độ. Sao cho phần miệng giày hướng về phía đống lửa, sẽ giúp giày khô nhanh hơn.
Sử dụng những thứ có sẵn để làm khô giày (đá,sỏi nóng)
Bên cạnh việc làm khô giày bằng sức nóng của lửa thì bạn còn có thể tận dụng những thứ có sẵn xung quanh. Chẳng hạn như đá/ sỏi nóng. Bạn hãy chọn những viên đá có thể nhét vừa đôi giày, rửa sạch bề mặt sau đó làm nóng chúng. Bạn có thể đun nóng bằng những đồ đi leo núi mang theo như ấm nước, hoặc xếp đá xung quanh đống lửa để làm chúng nóng lên. Sau đó, dùng que gắp đá bỏ vào bên trong tất rồi bỏ tất có đá vào bên trong giày. Nhiệt độ cao sẽ giúp giày bốc hơi nước nhanh hơn, qua một đêm bạn sẽ có giày khô để tiếp tục hành trình. Khi chuẩn bị trang phục leo núi vào hè, tốt nhất bạn nên chuẩn bị áo mưa, bọc chống thấm cho giày để tránh những sự cố bất tiện như bị ướt. Ướt không chỉ gây khó chịu, mất an toàn mà còn có thể gây bệnh nữa nhé.
Sử dụng các sản phẩm hút ẩm, làm ấm mang theo
Khi đi trekking cần mang theo những gì? Có thể nhiều bạn sẽ chuẩn bị rất chu đáo từ thức ăn, thuốc men cho đến các loại trang phục đi núi chất lượng. Thế nhưng thường bỏ quên những thứ nhỏ bé nhưng đôi khi rất cần thiết như các sản phẩm hút ẩm, làm ấm. Những sản phẩm này tưởng không cần thiết nhưng lại là vật có thể giúp bảo vệ cơ thể bạn những khi gặp thời tiết bất thường đấy.
Điển hình là chúng có thể giúp làm khô giày rất nhanh. Đặc biệt là khi bạn chọn trang phục leo núi với đôi giày có chất liệu nhạy cảm ,khi đó lửa trại hoặc nhiệt độ rất dễ làm hỏng giày. Bạn có thể dùng giấy hút ẩm, hoặc miếng làm ấm để làm khô an toàn.
Khi dùng giấy hút ẩm, bạn cũng hãy tách từng bộ phận của giày ra, vắt kiệt nước. Sau đó, nhét giấy hút ẩm hoặc giấy báo khô có mang theo vào trong giày, chúng sẽ hút nước trong giày ra. Bạn có thể thay giấy vài lần để đạt hiệu quả, mặc dù có thể giày không khô 100% nhưng bạn sẽ có đôi giày ráo nước để tiện di chuyển hơn.
Những miếng làm ấm có nhiệt độ từ 60-70 độ C cũng giúp hong khô giày bạn sau 1 đêm. Bạn có thể làm tương tự như cách dùng giấy hút ẩm. Đương nhiên những đôi giày có khả năng chống thấm hoặc khô nhanh sẽ hiệu quả hơn.
Những lưu ý khác khi làm khô giày
Làm khô giày khi đi trekking không quá khó khăn, tuy nhiên bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Sau khi làm giày ráo nước và để khô qua đêm, bạn nhớ để giày bên trong hiên lều hoặc ở nơi không thể bị sương làm ước.
- Khi chuẩn bị danh sách đi leo núi mặc đồ gì, bạn đừng quên đem theo vài đôi tất dự phòng. Vì nếu giày không được làm khô hoàn toàn, bạn có thể thay tất để bảo vệ chân không bị phồng rộp.
- Với những cách làm khô giày bên trên, bạn có thể kết hợp chúng lại với nhau để giày có thể được làm khô hiệu quả nhất.
- Bên cạnh việc làm khô giày bạn cũng đừng quên chăm sóc cho đôi chân, hãy vệ sinh chân sạch sẽ, lau khô. Nếu có đem kem dưỡng da hoặc kem ngừa nấm thì hãy bôi vào chân trước khi đi ngủ, để hôm sau có đi giày ẩm cũng giúp chân đỡ bị viêm da nhé.
Trekking leo núi là một hoạt động trải nghiệm đầy thú vị và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, những chuyến đi trekking luôn cần được chuẩn bị kỹ càng, để bạn có thể có được hành trình ý nghĩa nhất. Từ việc chuẩn bị đi leo núi nên mặc đồ gì? Nên chuẩn bị đồ nghề leo núi ra sao? Bạn đều nên liệt kê và soạn hành trang đầy đủ. Bên cạnh đó, khi chọn trang phục đi trekking, bạn không chỉ lưu ý về loại và còn phải cân nhắc về chất liệu. Những chất liệu chống thấm sẽ giúp bạn tránh được những phiền toái như sự cố ướt giày. Những đôi giày chống thấm hoặc thoát nước nhanh khô sẽ là lựa chọn số một cho những chuyến đi trekking dài ngày.
Ngoài giày thì quần áo cũng là thứ dễ bị ướt trong môi trường rừng rậm. Vậy làm thế nào để làm khô nhanh quần áo khi đang đi leo núi trekking, cùng tìm hiểu thông qua 13 lời khuyên hàng đầu về cách làm khô quần áo khi đi leo núi trekking.
Thời tiết luôn luôn thay đổi, nhất là ở những địa hình đồi núi. Do đó, mọi sự chuẩn bị dự phòng luôn rất cần thiết. Bên cạnh những mẹo giúp làm khô giày nhanh chóng kể trên thì bạn hãy luôn trang bị thêm dép tông, áo đi mưa, túi bảo vệ giày và sản phẩm hút ẩm khi chuẩn bị list“đi trekking nên mặc gì” nhé.