Khoa học công nghệ là một cụm từ mà chúng ta vẫn thường xuyên nhắc tới chẳng những trong hoạt động chuyên ngành mà còn cả trong đời sống thường nhật. Vậy khoa học công nghệ là gì? Và xu hướng công nghệ đang thịnh hành ngày nay là gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu nhé.

1. Khoa học công nghệ là gì?

Khoa học công nghệ là phương tiện chuyển đổi nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế tri thức, phát triển các ngành công nghệ cao sử dụng lao động trí tuệ. Con người sẽ sử dụng khoa học công nghệ để tạo ra các ứng dụng mới, nâng cao năng suất làm việc. Lĩnh vực khoa học công nghệ bao gồm: Nghiên cứu và phát triển công nghệ, nghiên cứu khoa học, dịch vụ khoa học công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến kỹ thuật, phát huy sáng kiến.

Khoa học công nghệ đã đưa nền kinh tế phát triển từ chiều rộng sang chiều sâu, điều này nghĩa là việc tăng trưởng kinh tế đạt được dựa trên nâng cao các yếu tố liên quan tới hoạt động sản xuất.

2. Xu hướng công nghệ đang thịnh hành

RPA (Robotic Process Automation)

robotic-process-automation

RPA (Robotic Process Automation) cho phép mọi người định dạng cấu hình phần mềm máy tính, robot mô phỏng và tích hợp các hành động của con người, tương tác trong các hệ thống kỹ thuật số nhằm thực hiện quy trình kinh doanh.

Robot RPA sử dụng giao diện người dùng để thu thập dữ liệu và thao tác với các ứng dụng giống như con người. Chúng phân tích, phản hồi và giao tiếp với các hệ thống khác để thực hiện nhiều nhiệm vụ lặp đi lặp lại. Điểm tuyệt vời đó là robot phần mềm RPA không bao giờ ngủ và cũng không bị mắc lỗi.  

Trái ngược với các giải pháp công nghệ thông tin truyền thống, RPA cho phép các tổ chức, doanh nghiệp tự động hóa quy trình với chi phí thấp và thời gian nhanh hơn nhiều so với trước đây.
Về bản chất RPA cũng tận dụng cơ sở hạ tầng hiện có mà không gây gián đoạn hay ảnh hưởng đến các hệ thống bên dưới – vốn sẽ rất khó khăn và tốn kém nếu muốn thay thế. Ở Nhật Bản, trong các công cụ RPA, Office Robot/ WinDirector – sản phẩm được phát triển bởi tập đoàn NTT – hiện đang nắm giữ thị phần lớn nhất.

Điện toán biên

Việc gửi tất cả data đến mạng lưới đám mây (cloud networks) có thể làm gia tăng độ trễ do quá trình truyền dẫn. Do đó, Điện toán biên (Edge Computing) đang phát triển để giải quyết vấn đề này. Điện toán biên sẽ di chuyển phần lớn việc xử lý dữ liệu tới gần các bộ xử lý của IoT hơn. Theo một nghiên cứu từ IDC, 45% tất cả dữ liệu được tạo ra bởi IoT sẽ được lưu trữ, xử lý, phân tích và hành động tại các biên (edge) của mạng vào năm 2020.

Điện toán biên là một mô hình điện toán phân tán, đưa việc xử lý tính toán và lưu trữ dữ liệu đến gần vị trí cần thiết hơn để nâng cao tốc độ và tiết kiệm băng thông. Đây là một xu hướng công nghệ tất yếu trong thời đại IoT 4.0, được công ty phân tích Gartner dự báo là một trong mười xu hướng công nghệ sẽ tác động và chuyển đổi các ngành kinh tế từ nay tới năm 2023.
Song hành với sự phát triển của công nghệ IoT, điện toán biên có xu hướng phát triển lớn dần. Chúng đã và đang được áp dụng, cũng như đầu tư ngày càng lớn và phạm vi cũng không ngừng được mở rộng.

dien-toan-bien-edge

Thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường

Ranh giới giữa thế giới ảo và thế giới thực không ngừng bị phá vỡ, mang đến những trải nghiệm hấp dẫn đến ngạt thở mà cách đây một thời gian ngắn chỉ có thể thấy qua ngòi bút hư cấu của các nhà văn khoa học viễn tưởng.

Thực tế ảo (VR) từng là “siêu phẩm tương lai” trong vài năm vừa qua, nhưng thời đại của nó cuối cùng đã đến và mang theo cách thức mô phỏng những hình ảnh, âm thanh và những cảm nhận thực tế khác khiến bạn lạc vào giữa một thế giới tưởng tượng đầy ngoạn mục. Thực tế ảo tăng cường (AR) bổ sung những sự vật ảo vào môi trường thế giới thực của bạn để góp phần khuấy động và cả hai công nghệ đều trở thành một phần đáng kể của tương lai. 

Thực tế ảo (VR) phổ biến nhất trong số những công nghệ này. Nó hoàn toàn chân thực, đánh lừa các giác quan của bạn với suy nghĩ bạn đang ở một môi trường khác hoặc một thế giới khác với thế giới thực tại. Sử dụng kính HMD hoặc tai nghe, bạn sẽ được trải nghiệm thế giới hình ảnh và âm thanh do máy tính mô phỏng. Trong thế giới đó, bạn có thể điều khiển và di chuyển đồ vật xung quanh bằng bộ điều khiển xúc giác được kết nối với một máy chơi game hoặc máy tính.

Thực tế ảo tăng cường (AR) chồng lắp các thông tin kỹ thuật số lên trên các yếu tố của thế giới thực. Pokemon GO là một trong những ví dụ nổi tiếng nhất cho công nghệ này. Thực tế ảo tăng cường coi thế giới thực là trung tâm nhưng tăng cường thêm các chi tiết kỹ thuật số khác, chồng thêm các tầng nhận biết và bổ sung thực tế hoặc môi trường của bạn.

Không phải lúc nào cũng là AR và VR – không phải lúc nào chúng cũng hoạt động tách biệt với nhau mà thực chất thường kết hợp với nhau nhằm tạo ra trải nghiệm thậm chí còn tốt hơn cho người dùng.
Ví dụ, Haptic Feedback là các chấn động và cảm giác được thêm vào sự tương tác với đồ họa lại được coi là một sự tăng cường. Tuy nhiên, nó thường được sử dụng cùng với thực tế ảo để tăng trải nghiệm người dùng thông qua các cảm nhận.

AR và VR đều là những ví dụ tuyệt vời của các trải nghiệm và tương tác người dùng nhằm tạo ra một vùng đất mô phỏng để giải trí và vui chơi hoặc để thêm một chiều hướng mới trong sự tương tác giữa thiết bị kỹ thuật số và thế giới thực. Cho dù là một mình hay kết hợp với nhau, chúng đều không ngần ngại mở ra thế giới thực và ảo như nhau.

Blockchain

Blockchain về căn bản là giải pháp lưu trữ và truyền tải thông tin theo khối (block) với những thuật toán liên kết chặt chẽ và mở rộng theo thời gian thực. Chính vì khả năng khởi tạo và được liên kết chặt chẽ với các khối trước đó theo thuật toán, nên hầu như dữ liệu đưa vào hệ thống sẽ bền vững.
Thông tin trong hệ thống blockchain không thể bị thay đổi và chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút trong hệ thống. Ngay cả khi nếu một phần của hệ thống blockchain đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ thông tin. Blockchain có khả năng truyền tải dữ liệu mà không đòi hỏi xác nhận thông tin từ trung gian mà sẽ tự xác thực thông tin qua nhiều nút độc lập.
Tất cả các bản sao thông tin được cập nhật khi dữ liệu hoặc giao dịch mới được ghi vào blockchain thông qua sự đồng thuận của tất cả mọi người tham gia. Người đào có trách nhiệm phê duyệt các giao dịch và giám sát mạng bằng cách giải quyết các công thức tinh vi với sự trợ giúp của máy tính. Nó là một hệ thống ngang hàng P2P, loại bỏ tất cả mọi khâu trung gian, làm tăng cường an ninh, minh bạch và sự ổn định cũng như giảm thiểu chi phí và lỗi do con người gây ra.
Bằng cách cho phép phân phối các thông tin kỹ thuật số nhưng không được sao chép, công nghệ blockchain đã tạo ra xương sống cho một loại hình Internet mới.
Trong cuốn sách Blockchain Revolution (2016), Don & Alex Tapscott đã nhận định rằng: “Blockchain là một sổ cái kỹ thuật số không thể bị phá hỏng của các giao dịch kinh tế, có thể được lập trình để ghi lại không chỉ những giao dịch tài chính mà có thể ghi lại tất cả mọi thứ có giá trị”.
Vì vậy, trong thập niên này, công nghệ blockchain sẽ mở ra một xu hướng công nghệ tiềm năng cho các lĩnh vực như tài chính ngân hàng, y tế và chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, logistic (giao vận),… Dù có nhiều tiềm năng như vậy, nhưng xu hướng áp dụng lớn nhất hiện nay trên thế giới và sẽ sớm có mặt tại Việt Nam vẫn sẽ tập trung ở mảng tài chính, ngân hàng, kiểm toán nội bộ.

IoT

internet-of-thing

Tầm quan trọng của IoT đúng như tên gọi – vạn vật kết nối với internet và internet giúp kết nối vạn vật với nhau. Nhờ các giải pháp IoT mà các hệ thống thiết bị thông minh có thể hoạt động hiệu quả với năng suất vượt trội. Cũng nhờ các hệ thống IoT mà AI và Machine learning (máy học ) có thể hoạt động được để đem lại các kết quả như kỳ vọng. IoT đã tiến những bước đầu tiên trong một thập niên, và hiện nay, khi các doanh nghiệp đều nhận thấy hiệu quả thực sự và yêu cầu cấp thiết phải chuyển đổi số, IoT sẽ tiến xa hơn và được triển khai rộng rãi, đặc biệt trong các lĩnh vực dịch vụ công cộng, sản xuất và kinh doanh tiêu dùng.
Trong chăm sóc sức khỏe, IoT mang lại nhiều lợi ích. Bao gồm khả năng giám sát bệnh nhân chặt chẽ hơn. Để sử dụng dữ liệu được tạo và phân tích dữ liệu để hiểu rõ hơn về bệnh nhân. Một ví dụ điển hình như: Khi xe lăn của bệnh viện được trang bị cảm biến IoT. Chúng có thể được theo dõi từ ứng dụng giám sát tài sản IoT. Để bất kỳ ai tìm kiếm đều có thể nhanh chóng tìm thấy chiếc xe lăn có sẵn gần nhất.
Đây là một ngành công nghiệp khác mà IoT có thể giúp là sản xuất. Và sản xuất sản phẩm nhanh hơn với khả năng suất cao hơn. Các nhà sản xuất có thể đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách sử dụng giám sát dây chuyền sản xuất. Đồng thời cho phép bảo trì chủ động trên thiết bị khi cảm biến khi phát hiện ra lỗi sắp xảy ra.
Trong nông nghiệp, các hệ thống canh tác thông minh dựa trên IoT có thể giúp giám sát. Ví dụ: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm và độ ẩm đất của các cánh đồng sử dụng các cảm biến được kết nối. Với IoT, hệ thống tự động có thể được triển khai để giám sát các nhà máy và cây trồng nhằm phát hiện nhanh các loại cây trồng bị sâu bệnh.

Đây quả là một bước tiến lớn trong sự phát triển của khoa học công nghệ nhằm cải thiện quy trình làm việc cho doanh nghiệp và đời sống. Đồng thời tạo ra xu hướng công nghệ thời 4.0 nâng một bước phát triển mới cho nhân loại.