Với tình hình ô nhiễm nguồn nước như hiện nay, hệ thống lọc nước trở thành giải pháp tối ưu cho nhiều gia đình. Trong đó, hai hệ thống lọc nước DI và RO được quan tâm và sử dụng nhiều nhất. Hãy cùng tìm hiểu về hệ thống DI và sự khác nhau giữa hệ thống lọc nước này với hệ thống RO.
Hệ thống lọc nước DI là gì?
DI hay hệ thống lọc nước khử ion, là một quá trình lọc nước rất tiện lợi và tiết kiệm chi phí để sản xuất nước có độ tinh khiết cao. Nguyên lý hoạt động của hệ thống DI là quá trình trao đổi ion, loại bỏ tất cả các khoáng chất và muối ion hóa (vô cơ và hữu cơ). Hệ thống lọc nước DI giúp hút các ion không phải nước và thay thế chúng bằng các ion nước, tạo ra nước tinh khiết hơn. Bộ lọc khử ion được sử dụng để làm sạch các tạp chất phân tử trong nước, bao gồm: muối hòa tan, canxi ion, các ion magie, các ion kim loại.
Bởi vì hầu hết các tạp chất trong nước không phải dạng hạt mà là muối hòa tan, quá trình khử ion tạo ra nước có độ tinh khiết cao. Nhìn chung quá trình này tương tự như chưng cất, nhưng nhanh hơn nhiều, ít tốn năng lượng và tiết kiệm chi phí hơn.
Sự khác nhau giữa RO và DI
Trước hết, hãy tìm hiểu qua về hệ thống RO. Hệ thống lọc nước thẩm thấu ngược RO sử dụng áp lực nước và màng bán thẩm để loại bỏ tạp chất ra khỏi nước. Màng bán thẩm có các lỗ nhỏ, khi nước được đẩy qua màng bán thấm, chỉ có những phân tử nước nhỏ bé mới có thể đi qua, còn các tạp chất lớn hơn thì bị giữ lại.
Sự khác biệt lớn nhất giữa hai phương pháp này là bộ lọc RO và DI sử dụng các phản ứng vật lý khác nhau để làm sạch nước. Hệ thống thẩm thấu ngược sử dụng màng bán thấm để lọc nước, trong khi khử ion sử dụng quá trình trao đổi ion để thay thế các khoáng chất và chất gây ô nhiễm trong nước bằng các ion hydro và các phân tử hydroxyl dương và hydroxyl âm.
Điểm khác biệt thứ hai là chất lượng nước thành phẩm từ hai hệ thống lọc nước DI và RO. Về độ tinh khiết, hệ thống thẩm thấu ngược (RO) được sử dụng để làm cho nó tinh khiết khoảng 90% đến 99%, nhưng vẫn bão hòa với muối và oxy. Nước khử ion loại bỏ các muối và oxy đó, nhưng không loại bỏ các chất rắn hòa tan có trong nước. Về mùi, RO có bộ lọc cacbon giúp hấp thụ clo thừa và mùi lạ nhưng hệ thống lọc nước DI thì lại không. Bởi vậy mà nước lọc bằng DI nhiều khi có mùi lạ. Cũng do đó mà nước thành phẩm RO thích hợp sử dụng để ăn, uống hơn còn nước thành phẩm DI phù hợp sử dụng trong môi trường yêu cầu nước có độ tinh khiết cực cao như thủy canh, nuôi cá.
Một sự khác biệt nữa là mức độ duy trì và giá cả. Hệ thống nước RO rẻ hơn và yêu cầu bảo trì thấp. Mặt khác, hệ thống nước DI yêu cầu thay đổi bộ lọc thường xuyên theo thời gian và có giá cao hơn một chút.
Với chức năng gần như là bù trừ cho nhau, hai hệ thống lọc nước RO và DI thường được sử dụng kết hợp để đạt được hiệu quả lọc nước tối đa.
Nước là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta cần phải nạp nước cho cơ thể hàng ngày. Bởi vậy nếu nước không sạch, nó có thể rất nguy hại cho cơ thể . Sở hữu hệ thống máy lọc nước trong nhà sẽ giúp cải thiện chất lượng nước và bảo vệ sức khỏe. Hãy tham khảo hai hệ thống lọc nước DI và RO để chọn cho gia đình bộ lọc phù hợp nhất nhé.