Đối với người Việt, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng không thể xóa bỏ. Phòng thờ là một nơi linh thiêng, có nhiều điều cấm kỵ và điểm cần chú ý, trong đó có phong thủy cây cảnh phòng thờ. Dưới đây là 7 lưu ý về phong thủy cây cảnh phòng thờ nói riêng và phòng thờ nói chung.
Những loại cây có thể trưng trong phòng thờ
Đối với cây cảnh trưng trong phòng thờ, chúng không chỉ phải mang tính thẩm mỹ hay phù hợp với cấu trúc căn phòng mà còn phải đáp ứng được tiêu chuẩn về phong thủy. Phong thủy cây cảnh phòng thờ yêu cầu loại cây được trưng phải có tác dụng mang lại sự bình an và nâng cao vượng khí. Theo dân gian, những loại cây được cho là mang lại sự yên ấm, vượng công danh, sự nghiệp cho gia chủ, phù hợp để trang trí trong phòng thờ là cây kim tiền, kim ngân, phát lộc, vạn lộc, hồng môn, trầu bà đế vương và cây phú quý.
Những loại cây tuyệt đối không được đặt trong phòng thờ
Có những loại cây không hợp phong thủy cây cảnh phòng thờ, chẳng hạn như cây xương rồng, cây lưỡi hổ, cây dâu tằm và cây môn trường sinh. Những loại cây này tuyệt đối không được để trong phòng thờ để tránh mang lại xui xẻo, bất trắc và thậm chí là tai họa cho gia chủ.
Cách bố trí cây cảnh trong phòng thờ
Một khía cạnh vô cùng quan trọng khác trong phong thủy cây cảnh phòng thờ là cách bài trí cây trong phòng thờ sao cho hợp lý. Dưới đây là một số nguyên tắc cần phải tuân thủ:
- Nếu chỉ có một chậu/bình cây với kích thước vừa hoặc lớn thì ta nên đặt cây ở vị trí bên trái của phòng thờ.
- Nếu phòng thờ có diện tích rộng thì ta nên trưng hai chậu cảnh và đặt cân xứng ở hai bên bàn thờ. Làm như vậy vừa tạo cảm giác hài hòa lại vừa có tác dụng trấn gia.
- Nếu chậu cây nhỏ, hãy để cây lên một chiếc nhỏ, sau đó đặt ở vị trí cạnh tường, giữa phòng hoặc bên cạnh tủ thờ.
- Hạn chế việc đặt cây ngay cửa ra vào hoặc đối diện với bàn thờ.
Ngoài ra, cần phải lưu ý một số điều liên quan đến phong thủy phòng thờ nói chung
1. Vị trí của phòng thờ
Vị trí thích hợp nhất để đặt phòng thờ là từ tầng 2 trở lên. Phòng thờ cần tránh hướng Ngũ Quỷ và nên đặt ngược hướng với hướng ánh sáng mặt trời. Để phù hợp phong thủy, gia chủ nên chọn hướng phù hợp mệnh và năm sinh. Về bàn thờ, nên đặt cùng hướng với phòng thờ, tránh đặt giữa căn phòng và nhìn thẳng trực tiếp ra cửa ra vào. Gia chủ có thể dùng bình phong, rèm che hoặc vách ngăn để cản bớt dương khí và tiếng ồn.
2. Bày trí bàn thờ
Để tránh làm phật ý các vị thánh thần, tuyệt đối không đặt bài vị tổ tiên cao hơn hoặc đối diện với bàn thờ Phật, thần linh. Nếu phạm phải điều này, gia đình sẽ gặp xui xẻo, sức khỏe giảm sút, việc làm ăn không thuận lợi, việc nhà rối ren. Ngoài ra, về phần trống dưới bàn thờ, nhiều gia đình tận dụng để lưu trữ đồ dùng. Tuy nhiên, đây là điều kiêng kỵ, chỉ được phép để một số vật dụng nhỏ liên quan đến thờ cúng như ly, đèn…
3. Lưu ý về đồ lễ
Sau khi cúng xong, gia chủ nên bỏ đồ lễ xuống để thu lộc, tránh đặt từ ngày này sang ngày khác. Lễ mặn, tiền mặt cũng như đồ giả như hoa quả nhựa không nên được đặt lên bàn thờ. Bên cạnh đó, bàn thờ cần được lau dọn sạch sẽ và thắp hương thường xuyên.
4. Ánh sáng trong phòng thờ
Phòng thờ nên ấm cúng, trang nghiêm, tránh âm u, lạnh lẽo. Bởi vậy mà cần dùng đèn có màu sắc vàng ấm và không nên lắp quá nhiều bóng đèn trang trí. Ngoài ra, lúc có người hành lễ, ánh sáng từ đèn ở bàn thờ không nên chiếu thẳng vào mặt.
Khi bố trí phòng thờ, hãy tuân thủ các nguyên tắc về phong thủy cần cảnh phòng thờ cũng như bài trí phòng thờ để tránh mạo phạm tổ tiên và mang đến những điều không may cho gia đình.