Leo núi trekking là một hoạt động tuyệt vời đang rất được nhiều người yêu thích. Còn gì hấp dẫn hơn những chuyến đi xuyên qua vùng đồi hoang dã dưới ánh nắng ban ngày, dưới bầu trời đầy sao hay những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Thế nhưng, với yếu tố thời tiết không bao giờ có thể đoán trước được, thì những cơn mưa bất chợt hoặc khi chỉ số nhiệt độ đột ngột tăng cao có thể khiến cho quần áo của bạn bỗng chốc ướt đẫm. Khi đó hãy thử áp dụng 13 lời khuyên hữu ích sau đây, sẽ giúp bạn làm khô trang phục leo núi nhanh chóng.
Luôn chuẩn bị quần áo nhanh khô khi đi leo núi
Trước khi bắt đầu chuyến leo núi, hãy chuẩn bị thật kỹ danh sách những đồ dùng cần thiết, chọn những loại trang phục trekking thích hợp với thời tiết và điều kiện tự nhiên của địa điểm mà bạn sẽ trekking. Bạn có thể chọn những loại quần áo phù hợp theo sở thích, thế nhưng hãy luôn ưu tiên những bộ quần áo có chất liệu nhanh khô. Những loại quần áo trekking từ những chất liệu như nylon, polyester hoặc len merino sẽ khô nhanh hơn nhiều so với những loại vải khác. Giúp bạn có thể thoát khỏi sự ẩm ướt bởi những cơn mưa bất chợt hoặc mồ hôi khó chịu một cách nhanh hơn.
Đừng cố gắng mặc quần áo bị ướt, vì chúng có rất nhiều tác hại:
– Quần áo ẩm ướt có thể khiến bạn bị cảm lạnh do nhiệt độ cơ thể giảm, cảm sốt nơi đồi núi là một điều nguy hiểm, do đó hãy luôn giữ người mình khô ráo ấm áp trong những chuyến trekking.
– Quần áo ẩm còn là nguyên nhân của những căn bệnh viêm da phiền toái, bạn có thể sẽ không bị viêm da ngay trong chuyến đi, mà bệnh sẽ biểu hiện khi bạn về nhà. Nhất là những đôi giày bị ướt, một môi trường hết sức tuyệt vời để các loại nấm, vi khuẩn phát triển và tấn công da của bạn.
– Quần áo ướt còn gây tăng trọng lượng, khiến cho việc di chuyển của bạn trở nên vất vả hơn.
Do đó, hãy luôn làm khô hoặc làm ráo quần áo đồ đạc bị ướt, đặc biệt là làm ấm cơ thể ngay sau khi bạn mắc mưa nhé.
Bảo vệ quần áo của bạn khỏi nguyên nhân gây ẩm ướt
Một trong những lời khuyên cho những bạn đam mê trekking là hãy cố gắng bảo vệ quần áo của mình tránh khỏi sự ẩm ướt ngay từ đầu, trước khi nghĩ đến việc làm khô chúng. Khi chuẩn bị trang phục đi trekking bạn hãy gói quần áo vào những túi nilon kín gió trước khi cho chúng vào balo. Việc này giúp bảo vệ đồ không bị ướt nếu bạn gặp phải cơn mưa lớn bất chợt, hoặc balo có thể bị rơi xuống nước khi bạn cố vượt qua khe suối chẳng hạn. Việc cho quần áo gọn gàng vào từng túi cũng có thể giúp balo có được nhiều không gian để chứa đồ. Không chỉ ngăn sự ẩm ướt mà còn có thể giữ cho quần áo không bị bẩn nếu vô tình nước uống hoặc thức ăn bị đổ trong balo nhé. Áo đi mưa cũng là loại trang phục leo núi mùa hè rất cần thiết nữa đấy, vào thời điểm này mưa sẽ đến bất ngờ hơn. Việc dự phòng trước rủi ro có thể đem lại cho bạn chuyến đi an toàn và ý nghĩa nhất.
Ngoài ra, khi gặp trời mưa đột ngột, bạn hãy nhanh chóng tìm chỗ trú chân thay vì tiếp tục đi tiếp dưới mưa gió. Có thể là dưới tán cây (khi trời không có sấm chớp), một vách đá nhỏ, hoặc khe núi an toàn. Hạn chế hết mức việc cơ thể và áo quần bị ướt mưa lâu.
Khi đi leo núi trekking, bạn không chỉ quan tâm đến việc bảo vệ quần áo khô thoáng. Thì việc nằm lòng những nguyên tắc an toàn cơ bản cũng là điều bạn phải nhớ !
Sử dụng nhiệt độ cơ thể để làm khô quần áo
Bạn có biết rằng, thân nhiệt cơ thể của chúng ta cũng là một trong những giải pháp hữu hiệu giúp làm khô quần áo khi ở những nơi không có điều kiện là ủi hay sấy khô. Nhiệt lượng cơ thể toát ra có thể làm cho hơi nước và độ ẩm trên quần áo được bay hơi. Vậy nên, nếu quần áo hoặc tất của bạn bị ẩm ướt, bạn có thể sử dụng nhiệt độ cơ thể để làm khô chúng nhanh hơn mà không gián đoạn việc di chuyển. Hãy đặt một số quần áo của bạn, tất ẩm hoặc găng tay gần cơ thể để hơi ấm từ bạn có thể giúp làm khô chúng với tốc độ nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng với quần áo ẩm, vì đồ quá ướt sẽ khiến bạn bị cảm lạnh nhé.
Luôn đem theo những sản phẩm giữ ấm, làm ấm khi đi leo núi
Thời tiết nơi đồi núi luôn thay đổi thất thường, nhất là độ ẩm và sự chênh lệch nhiệt độ. Cho nên vào mùa hè hay mùa đông, khi suy nghĩ đi leo núi nên mang gì thì bạn đừng quên đem theo những sản phẩm làm ẩm, giữ ấm như máy làm ấm tay, miếng làm ấm. Sẽ vô cùng hữu ích đấy. Những vật dụng này cũng không chiếm quá nhiều diện tích, máy giữ ấm tương đối nhỏ gọn, những miếng làm ấm có nhiệt độ từ 60-70 độ C cũng có thể xếp gọn vào một túi mà không tốn nhiều không gian. Những đồ dùng này có thể xếp vào loại dụng cụ sinh tồn, có thể hỗ trợ cho sức khỏe của bạn ở những nơi hoang dã. Đồng thời, có thể tận dụng trong một số trường hợp để hong khô hoặc hút ẩm như khi quần áo bị ướt. Khi giày hoặc quần áo bị ẩm ướt, bạn hãy dùng miếng làm ấm hoặc máy giữ ấm đặt vào bên trong. Hơi ấm sẽ giúp cho độ ẩm giảm xuống, hơi nước thoát đi nhanh hơn. Và để hiệu quả cao hơn, bạn có thể dùng khăn giấy khô hoặc giấy báo cũ thấm qua quần áo ẩm để làm ráo thêm một lượt trước khi làm ấm nhé.
Hãy treo quần áo của bạn lên
Khi giặt quần áo ở nhà, bạn cũng sẽ phơi chúng lên để tận dụng gió và ánh nắng làm khô chúng. Khi đi trekking cũng vậy, nếu quần áo ẩm ướt hãy phơi chúng lên nhé. Việc này có thể thực hiện khi bạn quyết định nghỉ ngơi dựng trại, bạn có thể buộc một sợi dây ngang qua lều của bạn và treo quần áo lên cho khô. Hãy căng quần áo ra hết mức có thể để các bề mặt đều được làm khô. Nếu không đủ dây thừng, bạn có thể trùm hoặc phơi trang phục đi núi bị ướt trên những cành cây xung quanh. Hãy trải chúng ra, tăng diện tích tiếp xúc bề mặt với ánh nắng nhiều hết mức có thể.
Làm khô quần áo dưới ánh nắng mặt trời
Thời tiết bất thường, mưa bất chợt đến rồi nắng cũng nhanh chóng lên. Khi ấy bạn hãy tận dụng ánh nắng để làm khô quần áo nhé. Hãy vắt kiệt nước khỏi đồ, sau đó buộc sợi dây phơi quần áo giữa các cây, nơi nào ánh nắng trực tiếp soi xuống nhiều nhất. Thỉnh thoảng, hãy lật quần áo lại để tất cả các phần quần áo của bạn khô dưới ánh nắng mặt trời. Nếu trời không nắng, bạn cũng có thể làm điều tương tự khi trời có gió, nhưng hãy chắc chắn rằng bạn có thể cố định quần áo bằng một số kẹp để ngăn không bị gió thổi bay mất. Vậy nên, khi hỏi đi trekking cần mang theo những gì? thì bạn hãy nhớ chuẩn bị cả dây thừng và một vài chiếc kẹp hoặc ghim nhé.
Đặt trang phục đi leo núi bị ướt lên đá ấm
Trong trường hợp đồ nghề leo núi của bạn không có dây thừng hoặc kẹp thì hãy tận dụng tất cả những gì có sẵn xung quanh. Một gợi ý đó chính là những viên đá hoặc sỏi có bề mặt nhẵn. Bạn có thể làm ấm những viên đá, sau đó tận dụng lượng nhiệt này để làm quần áo được khô nhanh hơn. Nếu trời nắng, hãy phơi quần áo trên những viên đá hay mỏm đá dưới ánh nắng mặt trời. Nếu vào buổi đêm hoặc trời không có nắng, bạn có thể làm nóng những viên đá bằng cách đun sôi chúng, sau đó cho vào giày hoặc quần áo bị ướt sẽ giúp chúng bốc hơi nước nhanh hơn. Có thể không làm khô hoàn toàn, nhưng có thể giúp chúng khô ráo hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt những hòn đá cạnh đống lửa trại, để làm nóng mặt đá, sau đó phơi đồ trên đá hoặc quấn đá vào chiếc khăn mỏng rồi đặt vào chỗ đồ bị ẩm ướt. Hơi nóng từ đá sẽ giúp hơi nước thoát nhanh làm quần áo khô hơn.
Trong trường hợp bạn không tìm được đá như khi ở sâu trong rừng, thì những chai nước nóng cũng rất hiệu quả. Bạn có thể đun nóng nước, đổ vào chai mang theo và quấn quần áo ẩm quanh chai, hoặc bỏ chai nước ấm vào bên trong balo cũng có thể giúp hong khô quần áo như đá nóng.
Phơi khô quần áo nhờ lửa trại
Và đây, là một trong những cách thông dụng nhất để bạn có thể hong khô quần áo ướt mà không có ánh nắng mặt trời. Lửa trại không chỉ giúp bạn sưởi ấm, nấu ăn, mà còn có thể phơi khô đồ hiệu quả. Hãy đốt lửa trại cách lều của bạn một khoảng an toàn, sau đó treo quần áo lên dây gần lửa trại với khoảng cách đủ ấm làm khô đồ mà không gây hư hại. Thỉnh thoảng hãy xoay chuyển vị trí tiếp xúc với đống lửa để quần áo được khô đều hơn. Khi quần áo bị ướt, giày cũng không thể tránh khỏi. Bạn hãy tách từng bộ phận của giày sau đó hong khô gần lửa trại, nên để giày nằm nghiêng, miệng giày hướng về phía lửa trại như vậy giày sẽ khô nhanh hơn. Quần áo, giày tất khi bị ướt mưa rất phiền toái, không chỉ gây mùi khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vậy nên khi đắn đo xem đi leo núi nên mặc gì, bạn hãy chọn những chất liệu nhanh khô và chống thấm nhé.
Khi quần áo của bạn bị ướt thì giày cũng sẽ chịu chung số phận, vậy cùng tham khảo mẹo làm khô giày ướt nhanh khi đi leo núi, trekking cùng Vipanco nhé !
Quấn quần áo trong chăn và khăn khô
Khăn khô và chăn dày là một trong những đồ đi leo núi có khả năng hút ẩm khá tốt. Vì vậy quấn quần áo ướt với chăn và khăn khô là một trong những cách làm khô quần áo hiệu quả khi bạn phải đi trekking đường dài. Kỹ thuật này rất hữu ích, đặc biệt là khi bạn đang vội và không có thời gian phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời. Lưu ý, nhớ đừng cho quá nhiều quần áo ướt vào bên trong vì nó sẽ không đem lại hiệu quả cao. Mỗi lần chỉ nên quấn một vài chiếc. Còn đối với giày, bạn có thể dùng khăn giấy khô hoặc giấy báo cũ có sẵn để cho vào bên trong giày, giúp thấm bớt nước để giày khô ráo hơn.
Làm khô quần áo bằng túi ngủ
Bên cạnh việc quan tâm đi trekking nên mặc gì thì những vật dụng như túi ngủ cũng là đồ vật rất cần thiết. Bạn có thể tận dụng túi ngủ cho nhiều việc, trong đó có cả việc làm cho quần áo khô nhanh hơn. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng đối với quần áo bị ẩm và đã được làm khô một phần không còn lượng nước dư thừa. Với những quần áo này, bạn hãy cho chúng vào bên trong túi ngủ sẽ giúp hút ẩm nhanh và khô ráo hơn.
Sử dụng bàn là di động nếu bạn có đem theo
Thật là tuyệt vời nếu như bạn là một trekker dày dặn kinh nghiệm, luôn chuẩn bị đủ mọi thứ để ứng phó với rủi ro, trong đó có cả chiếc bàn là di động. Nghe có vẻ dư thừa, nhưng không đây là vật rất cần thiết cho những chuyến đi dài ngày. Mưa và độ ẩm luôn bất thường, quần áo bạn đem theo sẽ không đủ nhiều để có thể ứng phó nổi mọi thời tiết. Do đó, một chiếc bàn là di động sẽ là vật cứu nguy hữu ích. Khi quần áo bị ướt, bạn hãy vắt kiệt nước, phơi cho ráo với gió sau đó mới dùng bàn là. Không nên là trực tiếp lúc quần áo còn ướt vì sẽ làm hỏng cả quần áo và bàn là. Bạn có thể đặt một chiếc khăn khô lên trên quần áo rồi bắt đầu là. Sau đó có thể kết hợp phơi lại dưới nắng hoặc gió, quần áo sẽ khô rất nhanh.
Phơi quần áo trên lưng của bạn!
Nếu bạn không có thời gian để dừng chân quá lâu cho việc phơi khô quần áo, thì hãy phơi chúng trên lưng của bạn. Đơn giản là bạn có thể dùng kẹp hoặc ghim để treo quần áo trên balo hoặc cột nhẹ qua vai. Trong quá trình bạn di chuyển, không khí và gió sẽ giúp quần áo khô dần đi. Tuy nhiên đối với quần áo còn ướt thì bạn nên lót một lớp áo mưa phủ balo rồi mới phơi quần áo lên, để tránh làm cho balo bị ướt lây. Cách này rất tiện lợi và không làm bạn mất quá nhiều thời gian.
Những điều nên lưu ý khi làm khô quần áo
Đầu tiên, hãy luôn đảm bảo quần áo của bạn đã được loại bỏ hết độ ẩm dư thừa trước khi áp dụng bất kỳ một phương pháp phơi khô nào kể trên. Đó là hãy vắt kiệt nước của từng bộ phận trên quần áo. Ngoài ra, nếu quần áo ướt hay giày bị dính bùn đất, hãy làm sạch chúng trước khi bắt đầu phơi khô.
Hãy lưu ý đến diện tích bề mặt, hãy trải quần áo của bạn căng ra nhất có thể để tránh tình trạng ẩm ướt lỗ chỗ khi bị tụm lại. Để quần áo tiếp xúc nhiều với gió trời là cách làm khô quần áo nhanh hơn và còn khử bớt mùi ẩm mốc khó chịu.
Những cách giúp bạn tránh khỏi sự ẩm ướt khi đi trekking:
Bên cạnh những lời khuyên giúp làm khô quần áo nhanh chóng kể trên thì trước khi bắt đầu chuyến đi, bạn hãy lưu ý những điều sau đây để không gặp phải sự cố phiền toái như vậy
- Khi lên danh sách leo núi mặc đồ gì, bạn hãy chuẩn bị cả những món đồ cần thiết khi trời mưa như: dép tông, áo mưa, túi bảo vệ giày khỏi ướt, túi trùm balo (nếu bạn không dùng balo chống thấm), khăn khô.
- Bên cạnh việc quan tâm đi leo núi nên mặc đồ gì, bạn cũng nên cẩn thận chuẩn bị những vận dụng sinh tồn như: túi giữ nhiệt, miếng làm ấm, bật lửa, dây thừng, những vật dụng này có thể hỗ trợ bạn rất nhiều khi gặp những tình huống khẩn cấp như mưa gió hay chênh lệch nhiệt độ đấy nhé.
- Hãy chọn những loại quần áo nhanh khô sẽ giúp bạn đẩy nhanh quá trình phơi khô quần áo khi gặp trời mưa. Bạn có thể thử các loại chất liệu nhanh khô chuyên dụng cho trekking leo núi. Để tiết kiệm chi phí, bạn cũng có thể chọn quần áo có sẵn trong tủ đồ của mình. Lưu ý rằng, những loại quần áo từ vải tổng hợp sẽ nhanh khô hơn so với len hay cotton. Độ dày của trang phục cũng ảnh hưởng đến tốc độ khô của quần áo.
- Trong balo hãy luôn dự phòng một vài túi zip, đề phòng thời tiết quá tệ bạn không thể làm khô quần áo thì hãy cho đồ ướt vào để riêng trong túi zip rồi mới đặt vào balo. Việc này giúp các đồ đạc khác trong balo không bị ướt lây, đồng thời ngăn mùi ẩm mốc khó chịu từ đồ ướt lan tỏa khắp nơi.
Hoạt động trekking thật sự rất thú vị, những chuyến đi thử thách giúp bạn chinh phục giới hạn của bản thân, khám phá ra những cảnh đẹp những cung đường tuyệt diệu. Đương nhiên, hành trình này cũng sẽ có không ít những khó khăn, chướng ngại. Nhưng chỉ cần bạn có sự chuẩn bị chu đáo và lên kế hoạch rõ ràng sẽ nhận được những trải nghiệm hay ho nhất. Bên cạnh việc lên danh sách đi leo núi mặc đồ gì, bạn cũng đừng quên bỏ túi những mẹo nhỏ trên, để có thể ứng phó với mọi tình huống xấu của thời tiết nhé.